Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa Óc Eo)
Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa Óc Eo) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa Óc Eo)
Óc Eo là tên một di tích khảo cổ học ở cánh đồng Giống Cát – Giống Xoài tiếp giáp về phía Đông và Đông Nam núi Ba Thê, nay thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mùa xuân năm 1944 nhà khảo cố học Pháp L. Malleret đã tiến hành khai quật ở đây. Từ sau cuộc khai quật này bắt đầu xuất hiện, khái niệm văn hóa Óc Eo.
Tới nay, hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được phát hiện và khai quật ở hầu khắp các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Việc khai quật có hệ thống trong những năm sau 1975 các di tích văn hóa Óc Eo của các nhà khảo cổ học Việt Nam đã đem lại cho chúng ta những nhận thức đầy đủ hơn về nền văn hóa này như nguồn gốc, niên đại, phạm vi phân bố, loại hình di tích, di vật, đời sống văn hóa xã hội.
Cư dân Óc Eo cư trú trên một địa bàn rộng lớn, ở nhiêu tiểu vùng sinh thái khác nhau và ở mỗi tiểu vùng này có những đặc trưng riêng vẽ xây cất nhà ở, đến tháp, cách thức làm ăn, đi lại.
Tiểu vùng tứ giác Long Xuyên: Vào những năm 1931-1936, P.Paris đã nhận biết trên không ảnh 30 đường nước cổ, đây là nói tập trung các di tích lớn như Óc Eo, Ba Thê, Đá Nổi, những di tích này nằm ở vị trí giao hội của các đường nước. Theo L.Malleret, bản thân Óc Eo là "thị cảng". Ngoài ra, trong khu tứ giác Long Xuyên có các di tích cư trú nhà sàn, xưởng thủ công, kiến trúc đến thờ, đền tháp, mộ hỏa táng.
Tiểu vùng Đồng Tháp Mười: Di tích phân bố ở nhiều vị trí khác nhau. Di tích có quy mô nhỏ. Dân cư sống ở trên nhà sàn hoặc nhà đất. Ngoài ra, còn có kiến trúc đến tháp, mộ hỏa táng, bia kí.
Tiểu vùng ven biển Tây Nam (vùng u Minh - Năm Căn): Di tích đều tập trung ở vùng trũng. Ở đây có di tích nhà sàn, kiến trúc đá, mộ táng, bệ thờ, tượng thắn. Đặc biệt là 10 di cốt cá thể người Cạnh Đền là di tích lớn nhất, có thể là "cảng khẩu".
Tiểu vùng rừng sác Duyên Hải: Di tích là những gò đất đắp nổi cao hơn mặt biển từ 1-3m, rộng từ 200-600m2. Đó là các di tích "Giống”. Qua di vật, người ta thấy đây là nơi giàu tiếp giữa văn hóa Óc Eo, Đồng Nai và Sa Huỳnh.
Tiểu vùng ven biển Đông – từ sông Tiến đến Minh Hải: Các di tích Óc Eo phân bố ở đồng bằng ven biển, giáp sông Tiền và sông Hậu, ở các giống cao và các trũng thấp kề cận ở đây có các kiến trúc lớn như Lưu Cừ II, Trà Cú, Gò Thành, di tích mộ táng, mình văn chữ Phạn, di tích cư trú.
Tiểu vùng Đông Nam Bộ: Đây là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng sông Cửu Long. Di tích di vật Óc Eo phân bố rải rác, có kiến trúc gạch đá hỗn hợp tượng thần như di tích Gò Cây Mai, Bình Tả, Gò Xoài. Các di tích văn hóa Óc Eo ở Đông Nam Bộ, thường tập hợp thành cụm kiến trúc. Mỗi kiến trúc nằm trên một gò đất đắp nổi. Loại di tích phổ biến là đền tháp. Theo nghiên cứu gần đây ở đất Đông Nam Bộ đặc biệt phát triển các di tích giai đoạn muộn từ thế kỉ VII và được gọi là văn hóa hậu Óc Eo. Trong đó vùng Biên Hòa, Long Thành là một trung tâm phát triển ở hạ lưu sông Đồng Nai - Cận biển. Vùng Nam Cát Tiên là một trung tâm lớn ở trung lưu nội địa, hợp thành thế cân bằng cho sự tồn tại và phát triển của văn hóa này.
Như vậy địa bàn sinh tụ của cư dân văn hóa Óc Eo rất rộng lớn, họ giỏi thích ứng với những hoàn cảnh sinh thái khác nhau để tạo lập cuộc sống ổn định và xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa đặc sắc của mình. Các nhà khảo cổ đã tìm được hãng loạt di tích, di vật nói lên trình độ phát triển cao, quy mô rộng lớn và rất đa dạng của công việc xây dựng thời Óc Eo, Người Óc Eo ở nhà đất và nhà sàn, phổ biến là nhà sàn. Dấu tích nhà sàn (cột gỗ, sàn nhà, mái nhà (mái lá dừa nước) đã được ghi nhận ở các di tích Óc Eo, Lung Giếng Mé, Đá Nổi (An Giang), Nền Chùa, Cạnh Đến (Kiên Giang, Gò Tháp (Đồng Tháp).., nhà sàn được dựng thành cụm kéo dài hàng cây số dọc Lung Giếng (Óc Eo-Ba Thê), hoặc thành từng vùng rộng gần 1000 m2 (Lung Giếng Mé), Cư dân Óc Eo xây dựng nhiều công trình phục vụ tôn giáo, tang ma như đền thờ, đền tháp và mộ hỏa táng.
Rất tiếc rằng, hầu như các công trình đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn móng, nền. Các công trình này có quy mô lớn, diện tích rộng, xây dựng kiên cố bằng gạch, ngói, đá. Đặc biệt là các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được loại hình mộ táng mà các học giả Pháp chưa biết đến. Những ngôi mộ này hầu hết được ốp đá hay gạch ở mặt trên tạo thành một bề mặt khá bằng phẳng. Huyệt mộ cũng có nhiều loại: hình vuông, hình chữ nhật và hình phễu. Vách mộ được kè đá hay xây gạch. Đô thị đã xuất hiện nhiều, đó là các khu dân cư lớn như Óc Eo - Ba Thê, Cạnh Diễn ... Ở những nơi này có đủ các dạng kiến trúc như nhà ở của dân cư, đến tháp, xưởng thợ, mộ hỏa táng.
Người Óc Eo trống trọt trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, chủ yếu là trồng lúa, Lúa có nhiều loại khác nhau, có loại lúa hạt tròn, lúa bản địa, có loại lúa hạt dài - lúa ngoại nhập, có loại lúa hoang dại. Lúa được gieo cấy ở ruộng rẫy hay ruộng trũng. Hình thành những trang trại lớn, có vườn tược, kênh đào. Đã tìm thấy lúa gạo trong các di tích, mình văn và thu tịch cổ cũng nói về nghề trồng lúa của Óc Eo. Ngoài trồng lúa, cư dân Óc Eo còn trồng dừa, mía, cau và nhiều loại cây quả khác. Hoạt động chăn nuôi thuần dưỡng khá phát triển. Ở các di tích đã tìm thầy nhiều di cốt động vật như trâu, bò, lợn, chó...
Các nghề thủ công phát triển cao rất đa dạng và tinh xảo. Qua các di tích, di vật có thể thấy được sự tồn tại và phát triển của các nghề thủ công sau:
Nghề làm đồ trang sức, nhất là trang sức bằng vàng. Đã tìm thấy nhiều di chỉ xưởng ở các khu dân cư lớn như Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Nền Chùa, Cạnh Đến (Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Gò Hàng (Long An). Đồ trang sức bằng vàng có rất nhiều loại, được chế tác bằng nhiều kĩ thuật khác nhau, gồm có loại, hình trang sức như nhẫn, hoa tai, hạt chuỗi... và các lá vàng rất đa dạng và phong phú về loại hình, đề tài chạm khắc. Phần lớn là những biểu tượng thuộc Bàlamôn giáo và Phật giáo. Ta gặp trên các lá văng hình - người mà chủ yếu là hình các thân, hình động vật như bò, voi, rùa, rán, cá, ốc, hình hoa sen, hình bánh xe và nhiều lá văng có khác chữ. Đồ sộ nhất là bộ sưu tập tại di tích Đá Nổi (317 hiện vật).
Trong ngôi mộ số 2 Đá Nổi đã phát hiện một linga bằng vàng gắn trên bệ đồng (cao 0,104 m); linga đâm xuyên qua một lá văng mỏng tượng trưng cho màng trinh; một hình ảnh cụ thể sinh động về quan niệm và nghi thức thờ linga ở thời đại đó. Ngoài đồ trang sức bằng văng còn có nhiều loại bằng đá quý, thủy tinh gồm các loại hạt chuỗi, cườm tấm, hạt chuỗi lưu li, thạch anh, thủy tinh, mã não, đá màu da cam... được chế tác rất công phu; có loại cườm đường kính chỉ lmm. Các loại hạt chuỗi được ghép bằng nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau, có loại được tách và mài từ đá cứng. Nhiều viên đá quý được tìm thấy trong tầng văn hóa và trong các ngôi mộ từ loại trong suốt cho đến các loại màu xanh lơ, xanh nước biển, màu da cam, màu hồng, phớt tím, hồng tím. Ngoài ra còn có những con dấu trên có khắc hình người, sư tử hay bò, hình thuyền hoặc có chữ.
Nghề gia công kim loại màu, nhất là hợp kim thiếc cũng rất độc đáo. Dấu tích xưởng sản xuất thấy ở Óc Eo-Ba Thê, Đá Nổi, Cạnh Đến. Đồ thiếc phong phú đa dạng đến mức, có người coi văn hóa Óc Eo là văn hóa đồ thiếc.
Nghề chế tác đá bao gồm chế tác đồ gia dụng và điêu khắc đá cũng rất phát triển. Đồ gia dụng có các loại hình cối, chày, bàn nghiền. Các bức tượng Phật, Thần tìm thấy hầu hết ở các di tích.
Nghề làm gốm cũng là một nghề khá phát triển đồ gốm đa dạng phong phú về hình loại, được chế tác bằng bàn xoay, màu sắc đẹp, đều. Phổ biến là loại hình Cả ràng, chén bát, bình vò, bát bồng, chai gốm... Bên cạnh đó là nghề sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho việc xây dựng đến thờ, đền tháp, mộ hỏa táng.
Ngoài các hoạt động sản xuất, hoạt động trao đổi buôn bán cũng khá phát triển ở cư dân Óc Eo. Khảo sát các di tích, các nhà khoa học đã cho biết có nhiều đồng tiền vàng, đồng, thiếc (có những đồng được cát đôi, cát tư, cát tám để làm tiền lẻ) đã được tìm thấy.
Căn cứ vào sử liệu cổ văn tự, đặc điểm trang trí, đồ gốm... và đặc biệt là những kết quả phân tích C14 của các địa điểm cho thấy niên đại từ thế kỉ I sau công nguyên đến thế kỉ thứ VIII sau công nguyên nói chung là phù hợp với niên đại văn hóa Óc Eo.
Trước đây, người ta thường cho rằng chủ nhân của nền văn hóa này là tổ tiên của người Khơme. Nhưng những nghiên cứu và những khám phá khảo cổ học gắn đáy đã chứng minh ngược lại. Trước hết, tất cả những di tích thuộc văn hóa Óc Eo có thể dễ dàng nhận thấy là khác biệt với văn hóa Khơme. Những di vật Tiến Óc Eo là ở Gò Cây Tung (An Giang), Gò Cao Su (Long An), Giồng Cá Vồ (Cần Giờ - Thành phố Hồ Chi Minh)... đặc biệt là bôn có mỏ, rìu tứ giác và gồm bản in là đặc trưng cho vùng bán đảo Mã Lai và Giava là những nơi người nói tiếng Nam Đào cư trú. Hơn nữa từ sự phân tích các sọ cổ và xương người cổ ở những di tích văn hóa Óc Eo, các nhà nghiên cứu đều thống nhất, đây là thuộc giống người Inđônêxia. Do đó, có thể nghĩ rằng cư dân chủ nhân văn hóa Óc Eo, hay là bộ phận lớn của nó, là nói tiếng Nain Đảo.
Với những khám phá mới gần đây về các di tích, di vật của giai đoạn tiến Óc Eo. GS Hà Văn Tấn cho rằng có một hay những con đường tiến lên văn hóa Óc Eo từ di chi thời đại kim khí đặc biệt là các di chỉ thời đại sắt ở Nam Bộ. Có nghĩa là có thể tìm được cội nguồn văn hóa Óc Eo từ bản địa. Nhưng đồng thời ngay ở giai đoạn tiên Óc Eo đã thấy có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Óc Eo chi là sự tăng cường các ảnh hưởng đã có từ trước.
Thiên niên kỉ đầu công nguyên đi qua trên đất Việt Nam với ba nền văn hóa: Văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ, văn hóa Chămpa và văn hóa Óc Eo. Diễn trình của văn hóa Việt Nam chính là tổng hòa diễn trình của ba nền văn hóa này. Mặt khác, nội tại ba nền văn hóa cũng có những nét khác nhau, do đặc thù xã hội, lịch sử từng vùng. Ở châu thổ Bắc Bộ, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc là vấn đề cơ bản của thời đại. Bởi vậy mà sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa cũng diễn ra dưới sự chỉ phối này.
Trong khi đó, văn hóa Chămpa ở Trung Bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ lại tiếp xúc một cách tự nhiên với văn hóa Ấn Độ, khiến cho chúng có gương mặt riêng với những đặc điểm riêng. Dù vậy, diễn trình lịch sử của ba nền văn hóa này văn có nét chung của có tầng văn hóa Đông Nam Á và sẽ phát triển ở giai đoạn sau.
-----------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa Óc Eo) về bối cảnh văn hóa lịch sử, đặc trưng của văn hóa Óc Eo..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa Óc Eo). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.