Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc)

Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Bối cảnh văn hóa lịch sử

Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ trước công nguyên, nền văn hóa Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách ghê gớm. Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc và dân tộc hẩu như vừa mới được xác lập và tồn tại chưa bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà vua nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngưng (Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay) xâm chiếm nước Âu Lạc, chia Âu Lạc ra thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt, đổi vùng đất của Âu Lạc, thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận, với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quần là thái thú. Thời kì này kéo dài từ năm 179 trước công nguyên (tuy vậy nó được bắt đầu thực sự sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 43 sau công nguyên) tới năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Thời kì này thường được gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc, song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vì người Việt chưa bao giờ chịu khuất phục. Tổ tiên ta đã "mất nước".

Bây giờ không còn một nước Việt cổ đại, và nếu nói theo F.Ăngghen thì bấy giờ dân Việt cổ "không còn có một hành động độc lập trong lịch sử". Trong diễn trình lịch sử văn hóa bên cạnh xu hướng Hán hóa là xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ, giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt, văn hóa Việt. Cùng với việc xâm lược lãnh thổ, nhà Hán và sau này là các triều đại tiếp theo của phong kiến phương Bắc, đã tiến hành đồng hóa về mặt dân tộc và văn hóa.

Nếu như quốc gia, dân tộc và văn hóa Âu Lạc trước đó chưa hình thành hoặc chưa đạt tới trình độ phát triển cao, chưa định vị được những bản sắc vững chắc của riêng mình thì chắc chắn với những chính sách cưỡng chế đồng hóa trong suốt hơn 10 thế kỉ, nhà nước Việt, dân tộc Việt, văn hóa Việt đã trở thành một phần lãnh thổ, một bộ phận cư dân, một tiểu khu văn hóa của Trung Hoa đại lục. Song điều đó đã không thể xảy ra, trong thời kì này, đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt là đấu tranh để bảo vệ bản sắc văn hóa của mình, bảo vệ dân tộc mình, chống lại chính sách đồng hóa, đồng thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển, cố gắng duy trì và nung nấu quyết tâm giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc.

Như vậy có ba đặc trưng cơ bản trong bối cảnh văn hóa - lịch sử giai đoạn này:

  • Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Hán.
  • Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn.
  • Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa bằng cách bảo tồn những giá trị truyền thống đã được định hình và phát triển trong giai đoạn văn hóa Đồng Sơn và bằng cách thâu hóa yếu tố văn hóa mới, để chống lại xu hướng đồng hóa văn hóa của vương triều Hán

2. Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Hán

Cùng với việc xâm chiếm và thôn tính đất đai của người Việt, giai cấp thống trị Hán đã tiến hành những chính sách đồng hóa văn hóa Việt trên mọi phương diện.

Ở lĩnh vực chính trị - xã hội, kẻ thống trị Hán có ý thức di thực mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội của Trung Hoa sang đất Việt với mục đích thiết lập trên đất này một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị, một phương thức canh tác và một phong tục tập quán giống như Trưng Hoa. Đó là các chính sách bắt dân bản xứ học tập như người Hán, ăn mặc, tổ chức xã hội, làm ruộng giống người Hán. Ngoài ra còn có những cuộc di cư ồ ạt từ phương Bắc xuống sống lẫn với người Việt, để đồng hóa người Việt (trên thực tế lại xảy ra hiện tượng Việt, hóa những nhóm cư dân Hán - thưởng được gọi là dân Mã Lưu (dân do Mã Viện lưu lại).

Ở lĩnh vực tư tưởng là sự truyền bá các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập đạo Nho, đạo Lào - Trang,.., vào Việt Nam.

Sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Hán còn để lại dấu ấn trong những lĩnh vực khác như cách ăn, mặc, ở, đi lại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội, tiếng nói ...

Nhưng Hán hóa với mục tiêu là đồng hóa thì bọn xâm lược phương Bắc không thành công. Không vì Hán hơn mà người Việt biến thành người Hán, xã hội Việt biến thành xã hội Hán, thực thế Việt vẫn khác. Điều đó là do trong suốt thời gian này bên cạnh hướng Hán hóa đã có một chiều hướng khác luôn hạn chế và làm biến chất cái áp đặt từ bên ngoài. Đó là chiều hướng chống Hán hóa, để giữ gìn bản sắc của dân tộc.

Vì thế từ đầu công nguyên trở đi, nền văn minh Đông Sơn mà sợi dây liên kết nhà nước Âu Lạc với thiết chế xã hội là chế độ Lạc tướng đã bị giải thể cấu trúc. Những "mảnh vụn" của nền văn minh này cùng với cái "thần thái Đông Sơn" của nó tuy không bị mất đi nhưng, một mặt đã hòa tan vào nền văn hóa dân gian của các làng Việt cổ và các thành phần tộc người khác của miền Đông Dương và Đông Nam Á và mặt khác đã và sẽ gắn với những thể chế văn mình ngoại sinh tới từ phía Trung Hoa, Ấn Độ..., để dần dần tạo nên một sác thái văn hóa văn minh mới.

3. Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn

Ngay từ thời Đông Sơn, người Việt cổ đã tiến hành giao lưu rộng rãi với nhiều vùng trong khu vực. Qua giao lưu văn hóa có thể nói rằng, người Việt cổ đã đóng góp xứng đáng cho văn hóa Đông Nam Á. Trong giai đoạn thiên niên kỉ I sau công nguyên này bên cạnh giao lưu với văn hóa Hán, luồng ảnh hưởng của văn hóa phương Nam mà tiêu biểu là văn hóa Ấn Độ đã theo Phật giáo du nhập vào nước ta. Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá vào đất Việt và Trung Quốc - rối từ. Trung Quốc truyền đội sang đất nước ta - từ rất sớm, đại để vào một hai thế kỉ đầu công nguyên.

Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, trên đường phát triển, Phật giáo đã chia thành nhiều tông phái khác nhau với hai dòng chính là Tiểu thừa (Nam tông) và Đại thừa (Bắc tông). Phật giáo vào nước ta thì nó đã biến dạng khá nhiều, bởi đạo Bàlamôn, bởi những thêm bớt trên đường truyền bá từ Ấn Độ sang các nước láng giềng, sang Trung Quốc và từ Trung Quốc sang đất Việt. Khi vào đất Việt, Phật giáo cũng phải biến hóa cho phù hợp với phong tục tập quán của cư dân bản địa.

Có thể đạo Phật đã du nhập vào nước ta trong thế kỉ đầu của công nguyên.

Phật giáo được truyền vào Bành Thành bằng đường biển. Nếu đã đo đường biển thi đạo Phật chắc chắn đã đi qua Giao Châu trước bởi vì Giao Châu là điểm giao tiếp quan trọng và chủ chốt giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài.

Trung tâm Phật giáo Luy Lâu có thể thành lập sớm hơn các trung tâm Bành Thành và Lạc Dương.

Trung tâm Luy Lâu có thể là một căn cứ và bàn đạp cho Phật giáo đi sâu vào miền nội địa Trung Quốc. Sư Đàm Thiên có lí khi cho rằng Giao Châu theo đạo Phật trước miền Giang Đông của Trung Quốc.

Giao Châu ở sát ngay các nước chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và sử dụng Phạn ngữ, lại gần gũi với văn minh Trung Hoa và ở đây đã dùng chữ Hán. Giao Châu thuận lợi cả về mặt địa lí và ngôn ngữ văn tự cho sự truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Hoa. Như phần trên đã nói, hàng năm đều có thuyền chở cống phẩm từ Giao Châu lên miền hạ lưu Trường Giang rồi từ đó cống phẩm mới được vận chuyển tiếp về Lạc Dương. Chắc rằng các tăng sĩ Ấn Độ đã dừng nghỉ một thời gian ở Luy Lâu, học tiếng và chữ Hán tìm hiểu tình hình chính trị, văn hóa Trung Hoa rồi mãi theo thuyền buôn và thuyền chở cống phẩm đi tiếp lên miền Bắc.

Vậy trung tâm Luy Lâu có thể được hình thành do sự viếng thăm của những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ theo thuyền mà tới bằng đường biển và đường sông.

Đạo Phật tại Giao Châu chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới lại do từ Trung Hoa tiếp tục truyền xuống.

Thương gia Ấn Độ đến Giao Châu phải ở lại đây cho đến năm tối, chờ gió mùa đông bắc để trở về Ấn Độ. Một số tăng sĩ có thể ở lại hẳn Luy Lâu. Họ sống với người Việt và Hoa kiều và đã ảnh hưởng tới những người này bằng tiếng nói, lối sống và đạo Phật. Người Việt đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa vật chất, ngôn ngữ và tinh thần Ấn Độ trong đó có đạo Phật.

Theo sử sách Trung Quốc, bấy giờ Giao Châu, ngoài các chùa thờ Phật, còn nhiều đến thờ khác của tín ngưỡng dân gian Việt Nam bị gắn chung là "dâm từ”. Điều đó chứng tỏ tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn đậm đà trên đất Giao Châu.

4. Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc

Từ trong các xóm làng cổ, người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy cái vốn liếng văn hóa bản địa, nội sinh tích lũy được quá hàng nghìn năm trước. Đành rằng trong suốt thời kì dài đằng đẵng đó, nhân dân ta phải sống cảnh "chim lồng cá chậu" trong một cơ cấu văn minh ngoại lai. Nhưng xã hội bao giờ cũng là xã hội của nhân dân, nhân dân vẫn, trong một môi trường sinh thái cụ thể và quen thuộc, không ngừng đấu tranh để phát triển sản xuất và văn hóa. Bất cứ lực lượng xã hội nào, bất cứ bạo lực chính trị nào cũng không ngăn cản được sự phát triển kinh tế, văn hóa tự mở lấy đường đi.

Nét hàng xuyên của văn hóa Việt Nam là sự "không chối từ" việc tiếp thu, tiêu hóa và làm chủ những ảnh hưởng văn hóa của nước ngoài. Qua con đường giao lưu văn hóa, trào lưu di cư của một phân số sĩ phu và bần dân Hán tộc xuống Giao Chỉ, trên trường kì lịch sử chịu ảnh hưởng của một đế chế lớn và tạm thời (cái tạm thời nhiều thế kỉ của lịch sử) nằm trong phạm vi của đế chế ấy, nhân dân ta đã vay mượn khá nhiều vốn liếng của nhân dân Trung Quốc về văn hóa vật chất cũng như về văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.

Trên cơ sở một vốn liếng văn hóa bản địa vững chắc, sự hấp thụ các yếu tố văn hóa Đông Nam Á, Ấn Độ (Nam Á), Trung Á và Tây Á... có tác dụng trung hòa những ảnh hưởng to lớn của Trung Hoa khiến cho văn hóa Việt cổ thời Bắc thuộc vần mang tính chất độc đáo, đặc thù, khác và vẫn có thể phân biệt được với văn hóa Trung Hoa và vẫn dáng duyên, mềm mại hơn trong sắc thái hòa đồng văn hóa. Nhân dân ta đã biết biến những của cải đi vay thành tài sản của dân tộc đặng bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nền kinh tế và văn hóa dân tộc.

Ngay trong khi vay mượn, nhân dân ta vẫn thể hiện được tinh thần sáng tạo. Về văn hóa vật chất chẳng hạn, từ chỗ tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc, nhân dân ta đã biết tìm tòi, khai thác nguyên liệu địa phương (gỗ trầm, rêu biển) để chế tác những loại giấy tốt, chất lượng, có phần hơn giấy sản xuất ở miền nội địa Trung Hoa. Trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc, ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sành hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo), ống nhổ, bình con tiện có đầu voi, bình gốm có nạm hạt đá ở chung quanh cổ tựa như loại "iang" của đồng bào Mơnông gần đây.

Chủ thể mang truyền thống văn hóa ngàn xưa và sáng tạo nền văn hóa mới trong khi không ngừng hấp thu và hội nhập những yếu tố văn hóa ngoại sinh là người Việt cổ. Đấu tranh văn hóa, trước tiên là sự đấu tranh thường xuyên chống âm mưu đồng hóa của kẻ thù để bảo tồn nòi giống Việt.

Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn giống nòi và văn hóa Việt đặng chống đồng hóa là sự bảo tồn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc.

Tiếng nói là một thành tựu văn hóa, là một thành phần của văn hóa. Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ được xác lập từ xưa ở miền Đông Nam Á và điều đó chứng tỏ cái gốc tích lâu đời, bàn địa của dân tộc ta trên dải đất này.

Khi bị đế chế Trung Hoa chinh phục và kiểm soát chặt chẽ, tiếng Hán “ và chữ Hán - được du nhập ồ ạt vào nước ta.

Song nó không thế tiêu diệt được tiếng Việt bởi lí do rất đơn giản là chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học. Nhân dân lao động trong các xóm làng Việt cố vần sống theo cách sống riêng của mình, cho nên họ duy trì tiếng nói của tổ tiên, tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt.

Cố nhiên, dưới ách thống trị lâu năm của người ngoài, trong cuộc sống đã xảy ra những biến đổi về vật chất và tinh thần, đã nảy sinh những nhu cầu mới. Cho nên tiếng Việt cũng phải biến đổi và phát triển. Trải nhiều thế kỉ tiếng Việt phát triển ngày càng xa với trạng thái ban đầu của nó. Nó đã hấp thu nhiều yếu tố ngôn ngữ Hán. Tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán. Người ta thấy những từ gốc Hán ngay cả trong vốn từ vị cơ bản và trong các hư từ. Nhưng nhân dân ta đã hấp thu ảnh hưởng Hán ngữ một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy bằng cách dùng, cách đọc, tạo thành một lớp từ mới mà sau này ta gọi là từ Hán - Việt (Có một quá trình ngược lại, nhiều từ Việt được hội nhập vào Hán ngữ và tạo nên một lớp từ Việt-Hán).

Trước và trong thời Bắc thuộc, tiếng Việt cũng tiếp thu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ Mã Lai, Tạng-Miến, và nhất là Ấn Độ (các từ chỉ cây trồng như mít, lài.., và đặc biệt là các từ ngữ thuộc về Phật giáo như Bụt, bồ đề, bồ tát, phù đồ, chùa, tháp, tăng già...) Điều đó khiến vốn từ tiếng Việt thêm phong phú.

Từ thời Hùng Vương, đã có một nền phong hóa riêng của người Việt cổ tuy còn giản dị, chất phác. Bọn đô hộ cố sức đưa vào xã hội Việt cổ nhiều thứ lễ giáo Trung Hoa (chủ yếu là lễ giáo của đạo Nho). Điều đó, nhất định có ảnh hưởng đến phong hóa Việt Nam. Đó là điều không tránh khỏi. Và nhân dân ta có khả năng thích ứng vô hạn với mọi loại tình thế trong khi những truyền thống dân tộc và dân gian của nền phong hóa Việt Nam vẫn được gìn giữ và phát triển nếu một mặt lễ giáo Trung Hoa ít nhiều đã tăng cường sự áp chế trong gia đình và củng cố chế độ phụ quyền (từ đầu công nguyên trở về trước, tính chất phụ quyền trong gia đình Việt cổ còn mờ nhạt thì mặt khác nó không thể ngăn cản được sự củng cố ở một mức nhất định những truyền thống tích cực của xã hội làng xóm của ta, ví như lòng tôn kính và biết ơn đối với cha mẹ tổ tiên (có ý kiến cho rằng sự thờ cúng tổ tiên nảy sinh ở khu vực Đông Nam Á trước khi Nho giáo được truyền bá tới miền này).

Nét đặc biệt, là lòng tôn trọng phụ nữ của phong hóa Việt cổ, Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ, cố sức thắt chặt họ vào cỗ xe "tam tòng", "tứ đức" nhưng vẫn không ngăn cản được truyền thống dũng cảm đánh giặc - và lãnh đạo nhân dân đánh giặc - của Hai Bà Trưng, Bà Triệu... Vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao.

Sách Nam phương thảo mộc trạng (thế kỉ III) chép rằng người Nam có con gái lớn vài tuổi đã bắt đầu nấu rượu, đựng trong bình hũ kín, đem chôn ở bờ ao. Khi con gái sắp lấy chồng, người ta mới đào bờ ao lấy rượu lên đãi khách, gọi là "Rượu con gái" (nữ tửu), vị rất đậm và ngon.

Theo Quảng Châu kí và nhiều sách khác, một phong tục cổ truyền của người Việt là đúc và sử dụng trống đồng. Trống đúc xong, cả làng được mời đến dự lễ mừng. Người được vinh dự đánh trống đồng đầu tiên là một phụ nữ trong làng.

Ngôi chùa được xây dựng vào loại sớm nhất trên đất Việt là chùa Pháp Vân (Thuận Thành, Bắc Ninh); chùa mang tên Bà Dâu, trong chùa, tượng Bà Dâu to hơn mọi tượng Phật v.v...

Cùng với phong tục dùng trống đồng, nhiều tục lệ cổ truyền khác vẫn được giữ vững như tục cạo tóc hay búi tóc, xăm mình, chôn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, tục nhuộm răng, ăn trầu cau... Theo Nam châu bát quận chỉ và Nam phương thảo mộc trạng, người Nam khi cưới xin hoặc tiếp đãi khách khứa trước hết là dùng trầu cau: nếu khi gặp nhau mà không mời trầu, người ta sẽ oán giận nhau.

Phong tục đặc sắc đó rõ ràng là một trong những phong tục cổ nhất và được duy trì thường xuyên suốt thời chống Bắc thuộc.

Từ thời Hán, nền văn học nghệ thuật Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao và có ảnh hưởng lớn ở vùng Đông Á. Nền văn học nghệ thuật ấy cũng dần dần được du nhập vào nước ta. Do du nhập bằng con đường nô dịch, với mục đích nô dịch, nên mức độ truyền bá cùng chậm và mức độ tiếp thu của ta cũng hạn chế nhiều. Nó là văn hóa ngôn từ (chứ không phải là chữ nghĩa sách vở) với phương thức thông tin truyền miệng. Nền văn nghệ dân gian của chúng ta khá giàu có và tiếp tục phát triển dưới dạng các huyền thoại, huyền tích hay ca dao, tục ngữ. Theo Giao châu ký, ở xóm làng, trẻ mục đồng vẫn ngồi trên lưng trâu thổi sáo và hát các bài đồng dao của người Việt. Cuộc sống của nông dân còn bị hạn chế trong khuôn khổ của xóm làng, vùng địa phương, với những điều kiện còn chật hẹp cho nên sự sáng tạo về nghệ thuật còn mang tính chất giản dị. Sự du nhập nền văn học nghệ thuật Trung Quốc đã có một tác dụng tích cực nhất định đối với đời sống văn hóa Việt Nam, nhất là ở một số trung tâm trấn trị và buôn bán tập trung như Luy Lâu, Long Biên v.v ...

Cho đến một hai thế kỉ sau công nguyên, văn hóa Đông Sơn và nghệ thuật Đông Sơn vẫn tiếp tục tồn tại tuy đang trên đà suy thoái mạnh.

Dựa vào những hiện vật phát hiện được trong các mộ gạch cổ thuộc các thế kỉ I-VI, người ta hay nói đến sự nảy sinh một nền văn hóa nghệ thuật Hán- Việt trong thời gian này.

Trước hết cần chú ý rằng đây là những mộ lớn, xây dựng khá hào hoa, hiện vật phong phú. Nó chứng tỏ chủ nhân những mộ này thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Phần lớn đó là mộ của bọn quan lại sĩ phu Hán cho nên thành phần văn hóa Hán chiếm địa vị chủ đạo.

Một số ít những ngôi mộ đó có thể là của quan lại quý tộc người Việt và việc một bộ phận tầng lớp trên người Việt ít nhiều bị "Hán hóa", chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Hán, "theo phong hóa lễ giáo Trung Hoa" cũng không có gì là lạ. Vốn liếng văn hóa dân tộc căn bản do nhân dân lao động các xóm làng bảo tồn và phát triển. Di tích khảo cổ thời Bắc thuộc còn tìm được quá ít. Hiểu biết của chúng ta về văn hóa, văn nghệ Giao Châu thời này còn kém cỏi.

Vả lại, xem xét kĩ các hiện vật trong những ngôi mộ gạch nói trên, ta cũng thấy sự tồn tại một số di tích của nén nghệ thuật dân tộc. Có mộ gạch vẫn tìm thấy trống đồng, rìu có vai bằng đá. Nhiều trống đồng đã được cải biên: khi úp sấp, nó là trống đồng với phong cách nghệ thuật Đông Sơn đã biến thể; lật ngửa lại nó là chậu thau với trang trí hình cá và hình tiền đồng Hán. Trên nhiều mâm và bình bằng đất nung, ta vẫn thấy sự có mặt của những hoa văn hình xoắn ỗc đôi, hình chữ S hay hoa văn đường tròn có tiếp tuyến - là những hoa văn hình học Đông Sơn quen thuộc. Nhiều hiện vật Hán được cải biến theo phong cách Việt ví dụ những bình hình con tiện đời Hán, ở hai bên thành bình thường có "văn thao thiết" ta thường gọi là mặt hổ phù, song một số bình tìm được ở Bắc Ninh. Thanh Hóa thi mặt hổ phù được thay thế bằng hình đầu voi, vòi voi được sử dụng như vòi ấm...

Một vài tượng người bằng đồng được phát hiện trong các mộ cổ Lạch Trường, Đông Tác (Thanh Hóa) xét về mặt nhân chủng (tóc quân, môi dày, mặt lổ) cũng như xét về phong cách nghệ thuật, không thuộc văn hóa Hán mà dường như có chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ.

Về âm nhạc, bên cạnh một số nhạc cụ có chịu ảnh hưởng Trung Hoa như khánh, chuông... chịu ảnh hưởng Ấn Độ và Trung Á như trồng cơm, hồ cầm, vẫn tồn tại những dụng cụ độc đáo của nền nhạc Việt như trồng, khèn, cồng chiêng...

Phần cốt lõi của văn hóa tinh thần, là tư tưởng mà ngày trước thường biểu hiện chủ yếu dưới hình thức tôn giáo, tín ngưỡng...

Phong tục tập quán thời các vua Hùng dựng nước nhìn chung còn thuần hậu, chất phác. Đó là phong hóa và tín ngưỡng của một cư dân sống trong một khung cảnh một nền văn minh nông nghiệp lúa nước đang phát triển.

Đứng trên phương diện thể chế chính trị và cơ cấu xã hội hạ tầng, có thể nói, trong thời Bắc thuộc, người Việt mất nước chứ không mất làng. Bởi vậy, như một tác giả phương Tây đã nhận xét, qua Bắc thuộc, nước Việt như một tòa nhà chỉ bị thay đổi "mặt tiền" (facade) mà không bị thay đổi cấu trúc bên trong.

Đó là một hạn chế rất lớn của nền Bắc thuộc và cũng là một lợi thế quan trọng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống đồng hóa, giành lại độc lập dân tộc.

Nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc trong thời Bắc thuộc chỉ có bề dài của thời gian, chứ thiếu bề rộng trong không gian và càng thiếu hẳn bề sâu trong lòng cấu trúc của xã hội nước ta. Nền đô hộ ấy rất bạo ngược và thâm độc, song vẫn có phần hời hợt và chi có tác động trên bề mặt của xã hội Việt Nam.

Bắc thuộc và chống Bắc thuộc hai mặt đối lập và đấu tranh quyết liệt đó chi phối toàn bộ cuộc sống Việt Nam và tiến trình lịch sử Việt Nam trong khoảng chục thế kỉ.

Trong cuộc đấu tranh đó, nền văn hóa cổ truyền của người Việt bị đặt trước một thử thách lớn lao. Nền văn hóa Hán được du nhập và truyền bá vào đất Việt, có mặt ôn hòa qua một số di dân Trung Quốc, song mặt chủ yếu là mang tính chất cưỡng bức qua bàn tay bọn đô hộ như một công cụ nô dịch và đồng hóa. Trong sự hỗn dung văn hóa cưỡng bức theo mưu đồ Hán hóa của chính quyền đô hộ, nền văn hóa Việt tránh sao khỏi những mất mát và ảnh hưởng. Văn minh Đông Sơn vào khoảng những thế kỉ đầu công nguyên đã bị suy thoái, bị giải thể cấu trúc và những mảnh vụn được bảo lưu của nó hòa tan vào nền văn hóa dân gian.

Mặt khác, nhân dân ta biết bảo tồn và phát huy những tinh hoa của văn hóa cổ truyền, nhưng cũng biết hấp thu có chọn lọc những nhân tố văn hóa ngoại lai để làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc và tăng thêm tiềm lực cho mọi mặt của đất nước.

Nền văn hóa Việt Nam không co lại để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập. Nó không chối từ những đóng góp của những yếu tố bên ngoài, mà còn tỏ ra có khả năng thu nạp và dung hóa mạnh những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa ngoại lai, kể cả các nước đang xâm lược và đô hộ mình. Đáng lưu ý là trong văn hóa Trung Quốc được, truyền bá xuống phương Nam có những yếu tố vốn là của Bách Việt được người Hán hấp thu, hệ thống và nâng cao thêm, nên nó được người Việt tiếp nhận khá dễ dàng. Qua thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nhân dân ta đã tìm biết một Trung Hoa cao cả và tốt đẹp của nhân dân Trung Hoa, để đấu tranh chống lại cái Trung Hoa tàn bạo, thấp hèn của các đế chế Hán - Đường.

Như vậy, trong diễn trình văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc có hai khuynh hướng đối lập:

  • Khuynh hướng Hán hóa là mưu đồ có ý thức của bọn đô hộ và tay sai, phần nào có tác động gần như vô thức về phía dân gian.
  • Khuynh hướng Việt hóa nhằm giữ lại và phát huy những tinh hoa văn hóa cổ truyền đã được định tỉnh và định hình từ thời đại dựng nước, hấp thu, hội nhập những yếu tố văn hóa bên ngoài theo yêu cầu của cuộc sống và thời đại; sắp xếp, cấu trúc lại trên nền tảng Việt.

Dĩ nhiên khuynh hướng thứ hai là chủ đạo và trên cơ sở đó, trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, đất nước ta không bị diệt vong, dân tộc ta không bị đồng hóa, mà còn lớn lên về mọi mặt để có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần chiến thắng chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, giành lại độc lập dân tộc.

Đối lập lại chủ nghĩa "bình thiên hạ" của kẻ thù, nhân dân ta ra sức khắc phục tư tưởng bộ lạc, khuynh hướng tản mạn trong lòng xã hội cũ, phát huy mạnh mẽ những tư tưởng lớn của Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tinh thần tự lập tự cường.

Đối lập với bộ máy Nhà nước đế chế và tổ chức chính quyền đô hộ theo quận, huyện, nhân dân ta lo bảo tồn củng cố cộng đồng xóm làng, biến thành những pháo đài xanh chống đồng hóa, chống Bắc thuộc, dựa vào làng và xuất phát từ làng mà giành lại nước.

Đối lập với sức mạnh của một đế chế lớn mạnh, đông dân, nhiều của, đông quận, nhân dân ta đã tạo lập nên sức mạnh vô địch Việt Nam là sức mạnh đoàn kết toàn dân. Khởi nghĩa chống Bắc thuộc là khởi nghĩa nhân dân, có tính quần chúng rộng rãi, mau chóng phát triển thành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc. Nhờ đó, trong cuộc đấu tranh trường kì chống Bắc thuộc, lực lượng dân tộc ta về mọi mặt tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, quân sự, đều trưởng thành và cuối cùng, thế kỉ X với chính quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử do Ngô Quyền lãnh đạo, cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc) về bối cảnh văn hóa lịch sử, tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Hán, giao lưu vẫn hóa tự nhiên Việt - Ấn...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa ở châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm