Vở bài tập Toán lớp 4 Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân Kết nối tri thức
Vở bài tập Toán lớp 4 Kết nối tri thức Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân là lời giải chi tiết cho Bài 40 của quyển Toán 4 (Tập 2) sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giải do Vndoc biên soạn nhằm giúp các em học sinh học tập tốt môn Toán lớp 4. Đồng thời cũng là tài liệu để các bậc phụ huynh tham khảo và hướng dẫn con em mình trình bày bài giải cho phù hợp.
Tiết 1
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 10 Bài 1
Nối hai phép tính có cùng kết quả.
Hướng dẫn:
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi: a x b = b x a
Lời giải:
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 10 Bài 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 6 x 9 = 9 x ………
b) 8 x 12 = …….. x 8
c) 632 x 2 = …….. x 632
d) 31 140 x 7 = 7 x ……
Hướng dẫn:
Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba.
Lời giải:
a) 6 x 9 = 9 x 6
b) 8 x 12 = 12 x 8
c) 632 x 2 = 2 x 632
d) 31 140 x 7 = 7 x 31 140
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 10 Bài 3
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Dùng tính chất giao hoán để tìm kết quả của phép tính: 3 x 215
Lời giải:
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 10 Bài 4
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Học sinh đứng xếp thành 12 hàng, mỗi hàng có 8 học sinh. Hỏi có bao nhiêu học sinh đứng xếp hàng?
A. 20 học sinh
B. 86 học sinh
C. 96 học sinh
D. 168 học sinh
Hướng dẫn:
Số học sinh đứng xếp hàng = số học sinh ở mỗi hàng x số hàng
Lời giải:
Số học sinh đứng xếp hàng là: 12 x 8 = 96 (học sinh)
Chọn C
Tiết 2
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 11 Bài 1
Tính bằng hai cách (theo mẫu):
a) 3 x 2 x 5 = ?
Cách 1: 3 x 2 x 5 = (3 x 2) x 5 = .........................
Cách 2: 3 x 2 x 5 = 3 x (2 x 5) = ........................
b) 8 x 3 x 2 = ?
Cách 1: 8 x 3 x 2 = ............................
Cách 2: 8 x 3 x 2 = ...........................
c) 7 x 2 x 4 = ?
Cách 1: 7 x 2 x 4 = .............................
Cách 2: 7 x 2 x 4 = .............................
d) 5 x 3 x 3 = ?
Cách 1: 5 x 3 x 3 = ..................................
Cách 2: 5 x 3 x 3 = ..................................
Hướng dẫn:
Áp dụng tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba.
(a x b) x c = a x (b x c)
Lời giải:
a) 3 x 2 x 5 = ?
Cách 1: 3 x 2 x 5 = (3 x 2) x 5 = 6 x 5 = 30
Cách 2: 3 x 2 x 5 = 3 x (2 x 5) = 3 x 10 = 30
b) 8 x 3 x 2 = ?
Cách 1: 8 x 3 x 2 = (8 x 3) x 2 = 24 x 2 = 48
Cách 2: 8 x 3 x 2 = 8 x (3 x 2) = 8 x 6 = 48
c) 7 x 2 x 4 = ?
Cách 1: 7 x 2 x 4 = (7 x 2) x 4 = 14 x 4 = 56
Cách 2: 7 x 2 x 4 = 7 x (2 x 4) = 7 x 8 = 56
c) 5 x 3 x 3 = ?
Cách 1: 5 x 3 x 3 = (5 x 3) x 3 = 15 x 3 = 45
Cách 2: 5 x 3 x 3 = 5 x (3 x 3) = 5 x 9 = 45
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 11 Bài 2
Tô cùng màu các đám mây ghi biểu thức có giá trị bằng nhau.
Hướng dẫn:
- Tính nhẩm để xác định các đám mây có giá trị bằng nhau.
- Tô cùng màu các đám mây có giá trị bằng nhau
Lời giải:
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 11 Bài 3
Đội hoạt náo viên xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 5 người, mỗi người cầm 2 bông tua. Hỏi đội hoạt náo viên cầm tất cả bao nhiêu bông tua?
Hướng dẫn:
- Tìm số người của đội hoạt náo viên = số người ở mỗi hàng x số hàng
- Số bông tua có tất cả = số bông tua mỗi người cầm x số ngưởi của đội hoạt náo viên
Lời giải:
Tóm tắt
Có: 8 hàng
Mỗi hàng: 5 người
Mỗi người: 2 bông tua
Tất cả: ? bông tua
Bài giải
Đội náo viên có tổng số người là:
5 x 8 = 40 (người)
Đội náo viên cầm tất cả số bông tua là:
2 x 40 = 80 (bông tua)
Đáp số: 80 bông tua
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 11 Bài 4
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức nào có giá trị lớn nhất?
A. 12 x 9
B. 8 x 5 x 2
C. 4 x 3 x 8
b) Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức nào có giá trị bé nhất?
A. 12 x 9
B. 8 x 5 x 2
C. 4 x 3 x 8
Hướng dẫn:
- Tính giá trị của các biểu thức
- So sánh rồi kết luận biểu thức có giá trị lớn nhất, bé nhất
Lời giải:
12 x 9 = 108
8 x 5 x 2 = 80
4 x 3 x 8 = 96
Ta có: 80 < 96 < 108
Vậy biểu thức A có giá trị lớn nhất, biểu thức B có giá trị bé nhất
a) Chọn A
b) Chọn B
Tiết 3
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 12 Bài 1
Số?
Hướng dẫn:
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức.
- Áp dụng các tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân
- a x b = b x a
- (a x b) x c = a x (b x c)
Lời giải:
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 12 Bài 2
Biết 8 x 35 610 = 284 880 và 284 880 x 3 = 854 640
Không thực hiện phép tính, em hãy viết ngay giá trị của mỗi biểu thức sau vào chỗ chấm và giải thích tại sao.
a) 35 610 x 8 = .............................................
Giải thích: ........................................
b) 3 x 284 880 = ...........................................
Giải thích: ................................................
c) 8 x 35 610 x 3 = .......................................
Giải thích: ....................................................
d) 3 x 8 x 35 610 = .......................................
Giải thích: ......................................................
Hướng dẫn:
Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để viết kết quả thích hợp vào chỗ chấm:
- Tính chất giao hoán: a x b = b x a
- Tính chất kết hợp: (a x b) x c = a x (b x c)
Lời giải:
a) 35 610 x 8 = 8 x 35 610 = 284 880
Giải thích: Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân
b) 3 x 284 880 = 284 880 x 3 = 854 640
Giải thích: Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân
c) 8 x 35 610 x 3 = (8 x 35 610) x 3 = 284 880 x 3 = 854 640
Giải thích: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân
d) 3 x 8 x 35 610 = 3 x ( 8 x 35 610 ) = 3 x 284 880 = 854 640
Giải thích: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 12 Bài 3
a) Viết chữ cái thích hợp vào ô trống.
Biết mỗi chữ cái tương ứng với giá trị của mỗi biểu thức như sau:
A: 20 x 3 x 3
H: 6 x 20 x 5
N: 50 x 2 x 4
U: 2 x 25 x 4
b) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Ô chữ nhận được ở câu a là: ...............................
Lời giải:
a)
A: 20 x 3 x 3 = 60 x 3 = 180
H: 6 x 20 x 5 = 6 x 100 = 600
N: 50 x 2 x 4 = 100 x 4 = 400
U: 2 x 25 x 4 = 2 x 100 = 200
Ta điền như sau:
b) Ô chữ nhận được ở câu a là: CHU VĂN AN
Vở bài tập Toán lớp 4 trang 13 Bài 4
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 129 x ……. = 3 x 129
b) 3 x 25 = (……. + 20) x 3
c) (12 x 7) x 20 = 12 x (……. x 20)
d) 16 x 4 x 2 = 2 x …….. = 8 x ………..
Hướng dẫn:
Áp dụng các tính chất:
- Tính chất giao hoán: a x b = b x a
- Tính chất kết hợp: (a x b) x c = a x (b x c)
Lời giải:
a) 129 x 3 = 3 x 129
b) 3 x 25 = (5 + 20) x 3
c) (12 x 7) x 20 = 12 x (7 x 20)
d) 16 x 4 x 2 = 2 x 64 = 8 x 16
...................................
Trên đây là lời giải chi tiết Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân nằm trong Vở bài tập Toán 4 thuộc bộ sách Kết nối tri thức. Bộ Kết nối tri thức gồm 2 tập. Trong mỗi tập sách, các nội dung được giới thiệu theo trình tự sách giáo khoa Toán Tiểu học với hệ thống kiến thức và bài tập đa dạng, phong phú. Trong mỗi phần, các bài tập tự luận và trắc nghiệm được giới thiệu đan xen và đặc biệt có một số đề kiểm tra dùng để tham khảo, giúp các em học sinh ôn luyện toàn bộ kiến thức cơ bản. Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm:
- Giải Toán lớp 4 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Toán lớp 4 Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần toán lớp 4 Kết nối tri thức
>> Xem thêm: Bài 41: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân
- Bài 41: Nhân chia với 10, 100, 1000...
- Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
- Bài 43: Nhân với số có hai chữ số
- Bài 44: Chia cho số có hai chữ số
- Bài 45: Thực hành và trải nghiệm ước lượng trong tính toán
- Bài 46: Tìm số trung bình cộng
- Bài 47: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Bài 48: Luyện tập chung
- Bài 49: Dãy số liệu thống kê
- Bài 50: Biểu đồ cột
- Bài 51: Số lần xuất hiện của một sự kiện
- Bài 52: Luyện tập chung
- Bài 53: Khái niệm phân số
- Bài 54: Phân số và phép chia số tự nhiên
- Bài 55: Tính chất cơ bản của phân số
- Bài 56: Rút gọn phân số
- Bài 57: Quy đồng mẫu số các phân số
- Bài 58: So sánh phân số
- Bài 59: Luyện tập chung
- Bài 60: Phép cộng phân số
- Bài 61: Phép trừ phân số
- Bài 62: Luyện tập chung
- Bài 63: Phép nhân phân số
- Bài 64: Phép chia phân số
- Bài 65: Tìm phân số của một số
- Bài 66: Luyện tập chung
- Bài 67: Ôn tập số tự nhiên
- Bài 68: Ôn tập phép tính với số tự nhiên
- Bài 69: Ôn tập phân số
- Bài 70: Ôn tập phép tính với phân số
- Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường
- Bài 72: Ôn tập một số yếu tố thống kê và xác suất