Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Câu 3 trang 205 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.

Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a. Trong số những từ ngữ hoặc câu được in đậm (cuộc sống buồn tẻ của chúng... về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác... tôi kể truyện cổ tích... Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt... ngày trước, trước kia, đã có thời...) đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong lời nhận xét của mình.

3
3 Câu trả lời
  • Khang Anh
    Khang Anh

    a. Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh thích hợp.

    Trong đoạn văn trên có:

    ▪️ Một lời dẫn trực tiếp là: Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

    ▪️ Các lời dẫn gián tiếp là “ngày trước, trước kia, đã có thời...”’

    ▪️ Những từ ngữ in đậm còn lại là lời kể, không phải là lời dẫn: Cuộc sống buồn tẻ của chúng; về những con chim tôi bẫy được đang sông ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác; tôi kể chuyện cổ tích.

    b. Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong lời nhận xét của mình vì đó là suy nghĩ phỏng đoán, chưa chắc chắn là đúng hoàn toàn. Như vậy, nhán vật thằng lớn đã tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

    0 Trả lời 01/10/21
    • Thiên Bình
      Thiên Bình

      a. - Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

      - Lời dẫn gián tiếp: Ngày trước, trước kia, đã có thời...

      - Không phải là lời dẫn : Cuộc sống buồn tẻ của chúng; về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác; tôi kể chuyện cổ tích.

      b. Nhân vật “thằng lớn” dùng từ có lẽ vì nhân vật chưa dám khẳng định chắc chắn điều mình nói (các bà đều rất tốt) => Tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

      0 Trả lời 01/10/21
      • Bờm
        Bờm

        a) Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được đánh dấu bằng dấu gạch đầu dòng), một lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm. Phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn.

        b) Nhân vật "thằng lớn" dùng từ có lẽ để báo cho người nghe biết ý kiến của nó chỉ là suy đoán (phương châm về chất).

        0 Trả lời 01/10/21

        Văn học

        Xem thêm