Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo quan điểm "xưng khiêm, hô tôn"

. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

4
4 Câu trả lời
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    - Phương châm: xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi xưng hô, khi nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.

    Ví dụ:

    + Thời phong kiến, từ bệ hạ dùng để gọi vua, nói với vua, ý tôn kính.

    + Ngày nay những từ như: quý ông, quý bà, quý khách, quý cô, anh... dùng để gọi người đối thoại với ý tôn kính, lịch sự. Có khi n đốì thoại nhỏ hơn mình nhưng vẫn xưng là em, gọi người nghe là hoặc bác (thay cho con).

    Trả lời hay
    2 Trả lời 29/09/21
    • Người Dơi
      Người Dơi

      Nguyên tắc giao tiếp trong tiếng Việt là “xưng khiêm hô tôn” có nghĩa là khi xưng hô cần tuân thủ nguyên tắc lịch sự, hiểu biết vị thế giao tiếp của bản thân.

      0 Trả lời 29/09/21
      • Bảo Bình
        Bảo Bình

        - Xưng khiêm: Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường. Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách tôn kính.

        - Thời xưa, ngôi xưng có thể là: hàn sĩ, học trò, bần tăng, thảo dân... và gọi: đại nhân, đại huynh, tiên sinh, bệ hạ...

        - Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em trong quan hệ họ hàng.

        - Trong tình huống xã giao lịch sự, trang trọng, người nói thường gọi người đối thoại là quý ông, quý bà, quý cô,..

        0 Trả lời 29/09/21
        • Ma Kết
          Ma Kết

          Phương châm này có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.

          Ví dụ:

          - Thời phong kiến từ bệ hạ dùng để gọi vua, nói với vua, tỏ ý tôn kính.

          - Ngày nay những từ như: quý ông, quý bà, quý khách, quý cô... dùng để gọi người đối thoại với ý tôn kính, lịch sự.

          0 Trả lời 29/09/21

          Văn học

          Xem thêm