Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài 27: Nếu em có một khu vườn trang 90 VBT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 90 Tập 1 Kết nối tri thức

  • Bản quyền thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Dấu gạch ngang lớp 4

Câu 1 trang 90 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1: Nối đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang với công dụng của nó

a. Dưới đây là một số loài được cho là lớn nhất trong thế giới động vật:

- Cá voi xanh

- Voi châu Phi

- Hươu cao cổ

Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

b. Năm 1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

c. . Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:

– Sao lại gọi là hoa chiều tàn?

– Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.

– Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết! Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:

- Còn hoa mười giờ thì cứ đúng mười giờ là nở bung.

Nối các từ ngữ trong một liền danh

Trả lời:

Nối như sau:

c - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

a - Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

b - Nối các từ ngữ trong một liên danh

Câu 2 trang 91 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau:

a. Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:

- Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu

– Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp - Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây

- Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.

...

b. Chương trình học bổng Vì mái trường xanh đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.

...

Trả lời:

a. Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:

- Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu

– Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp - Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây

- Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.

Dấu gạch ngang đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

b. Chương trình học bổng Vì mái trường xanh đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.

Dấu gạch ngang nối các từ ngữ nằm trong một liên danh

Câu 3 trang 91 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống và giải thích công dụng của dấu câu đó.

a. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội ☐ Huế ☐ Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên

→ Công dụng:

b. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

☐ Làm khung diều

☐ Đo và cắt áo diều

☐ Ráp các bộ phận của diều.

→ Công dụng:

Trả lời:

a. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội, Huế, Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.

→ Dấu phẩy dùng để ngăn cách các địa danh (danh từ riêng) đứng liền nhau

b. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

- Làm khung diều.

- Đo và cắt áo diều.

- Ráp các bộ phận của diều.

→ Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý liệt kê trong đoạn văn (các bước làm diều giấy)

Câu 4* trang 91 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống

Râm bụt nhoài người vào hỏi dạ hương:

☐Sao lúc nào tôi cũng thấy cô ăn mặc xuề xòa, quần áo không sửa soạn gì cả☐

Dạ hương nhẹ nhàng trả lời:

☐ Bởi tôi không sống bằng sắc và sống bằng hương

☐ Sống bằng hương thì được cái gì?...Râm bụt chất vấn.

☐ Không ☐ Không được gì cả, nhưng mà tôi chẳng lẫn vào ai.

(Theo Lê Luynh)

Trả lời:

Điền dấu câu thích hợp như sau:

Râm bụt nhoài người vào hỏi dạ hương:

- Sao lúc nào tôi cũng thấy cô ăn mặc xuề xòa, quần áo không sửa soạn gì cả?

- Dạ hương nhẹ nhàng trả lời:

- Bởi tôi không sống bằng sắc và sống bằng hương

- Sống bằng hương thì được cái gì? - Râm bụt chất vấn.

- Không! Không được gì cả, nhưng mà tôi chẳng lẫn vào ai.

(Theo Lê Luynh)

B. Luyện viết đoạn văn miêu tả con vật lớp 4

Câu 1 trang 92 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1: Đọc các đoạn văn ở bài văn 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 120-121) và trả lời câu hỏi:

a) Mỗi đoạn văn tả con vật nào

  • Đoạn 1:
  • Đoạn 2:
  • Đoạn 3:

b) Những từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn có tác dụng gì đối với việc miêu tả con vật?

Đoạn văn

Tác dụng của các từ ngữ in đậm

Đoạn 1

Đoạn 2

Đoạn 3

c) Em thích cách miêu tả con vật trong đoạn văn nào? Vì sao?

Trả lời:

a) Mỗi đoạn văn tả con vật nào

  • Đoạn 1: Tả con ong
  • Đoạn 2: Tả con rô ron (rô con)
  • Đoạn 3: Tả con voi con

b) Những từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn có tác dụng gì đối với việc miêu tả con vật?

Đoạn văn

Tác dụng của các từ ngữ in đậm

Đoạn 1

Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn giúp miêu tả cụ thể, chi tiết và sinh động hơn các đặc điểm về ngoại hình và hoạt động của con ong

Đoạn 2

Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn giúp miêu tả cụ thể, chi tiết và sinh động hơn các đặc điểm về hoạt động của rô ron

Đoạn 3

Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn giúp miêu tả cụ thể, chi tiết và sinh động hơn các đặc điểm về hoạt động, trạng thái của con voi

c) Gợi ý:

Em thích cách miêu tả con vật ở đoạn 3. Vì tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả chú voi con với các trạng thái, cảm xúc, hoạt động như một bạn nhỏ, từ đó giúp con vật được tả trở nên sinh động và gần gũi hơn với người đọc.

Câu 2 trang 93 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1: Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc một đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích.

Trả lời:

Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây

C. Vận dụng trang 93

Ghi lại những điều em muốn chia sẻ với người thân về khu vườn mơ ước của em.

  • Khu vườn ở đâu?
  • Khu vườn như thế nào? (lớn hay nhỏ)
  • Em muốn trồng những loài cây nào? Vì sao em muốn trồng những loài cây đó?

Trả lời:

HS thực hành tại nhà.

Đánh giá bài viết
2 6
Sắp xếp theo

    Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 Kết nối

    Xem thêm