Sự tích Con Rồng cháu Tiên trang 30 VBT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2

Sự tích Con Rồng cháu Tiên trang 30 VBT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong SBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối.

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

A. Luyện tập về hai thành phần chính của câu lớp 4

Câu 1 trang 30 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2

Nối các từ ngữ dưới đây để tạo thành câu.

Sự tích Con Rồng cháu Tiên

Trả lời: Nối như sau:

Sự tích Con Rồng cháu Tiên

Câu 2 trang 30 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2

Dùng gạch chéo để ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI. Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống. Tương truyền, ông cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

Trả lời: Điền dấu gạch chéo như sau:

Lý Thường Kiệt/ là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI. Tên tuổi của ông/ gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống. Tương truyền, ông/ cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ/ được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

Câu 3 trang 31 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2

Dựa vào tranh, đặt câu có những loại vị ngữ dưới đây:

a. Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái
b. Vị ngữ nêu đặc điểm
c. Vị ngữ giới thiệu, nhận xét

Sự tích Con Rồng cháu Tiên

Trả lời: HS tham khảo các câu sau:

a. Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái
  • Các chú bộ đội đang lội qua suối.
  • Những chú chim đang bay theo các chú bộ đội.
b. Vị ngữ nêu đặc điểm
  • Các chú bộ đội vui vẻ, hăng hái hành quần qua suối.
  • Không gian rực rỡ và sáng ngời.
c. Vị ngữ giới thiệu, nhận xét
  • Các chú bộ đội rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
  • Các chú bộ đội là những thanh niên trẻ tuổi và dũng cảm.

Câu 4 trang 31 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2

Viết 2-3 câu nói về một người anh hùng dân tộc và dùng gạch chéo ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ của mỗi câu.

Trả lời: HS tham khảo các câu sau:

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh/ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
  • Hai Bà Trưng/ là hai nữ anh hùng dân tộc vĩ đại.

Câu 5 trang 32 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2

Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu dưới đây và xác định kiểu loại của chúng.

Câu

Chủ ngữ (người/vật/ hiện tượng)

Vị ngữ (hoạt động, trạng thái đặc điểm/giới thiệu nhận xét)

M: Chú mèo mướp nhà em đang nằm sưởi nắng

Chú mèo mướp nhà em (vật)

đang nằm sưởi nắng (hoạt động)

a. Gió thổi rì rào.

b. Mẹ của Hùng là bác sĩ.

c. Tôi cao và gầy.

Trả lời:

Câu

Chủ ngữ (người/vật/ hiện tượng)

Vị ngữ (hoạt động, trạng thái đặc điểm/giới thiệu nhận xét)

a. Gió/ thổi rì rào.

Gió (vật)

thổi rì rào (trạng thái)

b. Mẹ của Hùng/ là bác sĩ.

Mẹ của Hùng (Người)

là bác sĩ (giới thiệu nhận xét)

c. Tôi/ cao và gầy.

Tôi (Người)

cao và gầy (giới thiệu nhận xét)

B. Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

Câu 1 trang 32 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2

Chuẩn bị.

- Em chọn câu chuyện nào?

- Câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc thế nào?

  • Mở đầu
  • Diễn biến
  • Kết thúc:

- Nhân vật lịch sử có đóng góp gì cho đất nước?

- Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật và về câu chuyện

Câu 2 trang 33 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2

Lập dàn ý.

Trả lời: HS tham khảo các dàn ý chi tiết tại đây Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử

—-------------------------------------------------

>> Tiếp theo Bài 10: Cảm xúc Trường Sa

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .

Đánh giá bài viết
1 840
Sắp xếp theo

    Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 Kết nối

    Xem thêm