Bài tập trắc nghiệm môn Vật Lý lớp 11: Điện học - Điện trường
Bài trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 có đáp án
VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn học sinh bộ tài liệu: Bài tập trắc nghiệm môn Vật Lý lớp 11: Điện học - Điện trường. Với bộ câu hỏi và đáp án chính xác giúp các em học sinh lớp 11 củng cố kiến thức cơ bản môn Vật lý. Mời các bạn và thầy cô tham khảo.
Bài tập Vật lý: Mắt và các dụng cụ quang học
Đề thi Olympic môn Vật lý lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 chương 1
1. Chọn câu sai
a. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
b. Đơn vị điện tích là Culông (C).
c. Điện tích của một hạt có thể có giá trị tùy ý.
d. Điện tích của electron có giá trị tuyệt đối là /e/=1,6.10-19C
2. Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách:
a. Cho vật cọ xát với một vật khác
b. Cho vật tiếp xúc với vật khác
c. Cho vật đặt gần một vật khác
D. Cho vật tương tác với vật khác
3. Trong sự nhiễm điện do tiếp xúc, sau khi tiếp xúc với vật đã nhiễm điện và được tách ra, hai vật sẽ:
a. Luôn trở thành các vật trung hòa về điện
b. Mang điện tích có độ lớn bằng nhau
c. Nhiễm điện trái dấu
d. Nhiễm điện cùng dấu
4. Người ta làm nhiễm điện do hưởng ứng cho một thanh kim loại. Sau khi đã nhiễm điện thì số electron trong thanh kim loại:
a. Tăng
b. Không đổi
c. Giảm
d. Lúc đầu tăng, sau đó giảm dần
5. Theo định luật Culông, lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên sẽ:
a. Tỉ lệ thuận với các giá trị tuyệt đối của các điện tích
b. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích
c. Không phụ thuộc vào môi trường đặt các điện tích
d. Cả a, b, c đều đúng
6. Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Trong hệ SI, lực tương tác giữa hai điện tích là:
a. (I) đúng, (II) đúng. Hai mệnh đề có tương quan với nhau.
b. (I) đúng, (II) đúng. Hai mệnh đề không tương quan với nhau.
c. (I) đúng, (II) sai.
d. (I) sai, (II) đúng.
Trả lời các câu 7, 8 ,9, 10 và 11.
7. (I) Giá trị tuyệt đối của điện tích một hạt bao giờ cũng là một số nguyên lần điện tích của electron (e).
Vì (II) Điện tích của electron là điện tích nhỏ nhất trong giới hạn hiểu biết khoa học hiện nay.
8. (I) Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát nó với một vật khác.
Vì (II) Khi cọ xát hai vật với nhau, cả hai vật đều nóng lên.
9. (I) Lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
Vì (II) Khi hai điện tích đặc càng xa nhau thì lực tương tác giữa chúng càng giảm.
10. (I) Trong môi trường có hằng số điện môi ε, lực tương tác giữa hai điện tích điểm giảm ε lần so với khi chúng đặt trong chân không.
Vì (II) Trong chất điện môi luôn có rất nhiều các hạt mang điện tự do.
11. (I) Khi một vật bị nhiễm điện thì điện tích của vật chỉ có thể dương hoặc âm.
Vì (II) Nguyên nhân gây nên sự nhiễm điện của các vật là nhường hay nhận thêm các electron.
12. Theo thuyết electron cổ điển thì:
a. Các chất được cấu tạo từ các phân tử.
b. Mỗi phân tử do một hay nhiều nguyên tử cấu thành.
c. Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyện tử bằng không. d. cả a, b, c đều đúng.
13. Chọn câu sai:
a. Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
b. Vật nhiễm điện dương là vật thừa proton.
c. Vật trung hòa là vật có tổng đại số tất cả các điện tích bằng không.
d. Nguyên nhân tạo ra sự nhiễm điện của các vật là sự di chuyển electron từ vật này sang vật khác.
14. Vật A không mang điện được đặt tiếp xúc với vật B nhiễm điện dương, khi đó:
a. electron di chuyển từ vật A sang vật B.
b. electron di chuyển từ vật B sang vật A.
c. proton di chuyển từ vật A sang vật B.
d. proton di chuyển từ vật B sang vật A.
15. Vật cách điện là vật:
a. Hoàn toàn không có các điện tích dương.
b. Hoàn toàn không có các điện tích âm.
c. Hoàn toàn không có các electron.
d. Không cho điện tích truyền qua.
16. Chất nào sau đây không phải là chất dẫn điện?
a. Dung dịch muối.
b. Dung dịch axit.
c. Dung dịch bazơ.
d. Nước nguyên chất.
17. Đặt đầu A của thanh kim loại AB lại gần quả cầu mang điện tích âm, khi đó trong thanh kim loại:
a. Electron bị hút về phía đầu A.
b. Electron bị đẩy về phía đầu B.
c. Các điện tích dương bị hút về phía đầu A.
d. Các nguyên tử dịch chuyển về phía đầu A.
18. Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện:
a. Tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng không.
b. Tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng hằng số.
c. Số hạt mang điện tích dương luôn bằng số hạt mang điện tích âm.
d. Tổng các điện tích dương luôn bằng giá trị tuyệt đối của tổng các điện tích âm.
Sử dụng dữ liệu sau:
(I) và (II) là các mệnh đề.
a. (I) đúng, (II) đúng. Hai mệnh đề có tương quan với nhau.
b. b. (I) đúng, (II) đúng. Hai mệnh đề không tương quan với nhau.
c. (I) đúng, (II) sai.
d. (I) sai, (II) đúng.
Trả lời các câu 19, 20 ,21, 22, 23 và 24
19. (I) Ở trạng thái bình thường, các nguyên tử trung hòa về điện.
Vì (II) bình thường, trong một nguyên tử, tổng đại số các điện tích bằng không.
20. (I) Khi cho vật trung hòa tiếp xúc với vật đã bị nhiễm điện âm thì vật trung hòa trở thành vật bị nhiễm điện.
Vì (II) Khi tiếp xúc, electron đã di chuyển từ vật trung hòa sang vật nhiễm điện âm.
21. (I) Một thanh kim loại bị nhiễm điện do hưởng ứng thì tổng đại số các điện tích của thanh kim loại đó không đổi.
Vì (II) Khi bị nhiễm điện do hưởng ứng, thanh kim loại không bị mất bớt hay nhận thêm các electron.
22. (I) Chất cách điện là chất không mang điện.
Vì (II) Chất cách điện không cho điện tích truyền qua.
23. (I) Các dung dịch muối, axit, bazơ là các chất dẫn điện tốt.
Vì (II) Trong các dung dịch muối, axit, bazơ có rất nhiều ion dương và âm có thể chuyển động tự do.
24. (I) Điện tích không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
Vì (II) Theo định luật bảo toàn điện tích thì tổng đại số điện tích của một hệ cô lập luôn bằng không.
25. Điện trường tĩnh có ở xung quanh:
a. Nguyên tử.
b. Hạt mang điện đứng yên.
c. Nam châm.
d. Dòng điện.
26. Tính chất cơ bản của điện trường là:
a. Tác dụng lên điện tích đặt trong nó.
b. Gây ra lực tác dụng lên nam châm đặt trong nó.
c. Có mang năng lượng rất lớn.