Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Tụ điện

Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Tụ điện

Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Tụ điện. Tài liệu giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài Tụ điện thông qua việc làm các câu hỏi trắc nghiệm. Phần đáp án đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ, vì vậy bạn có thể tham khảo và đối chiếu kết quả ngay sau khi làm xong bài. Mời các bạn tham khảo chi tiết tại đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Tụ điện để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 19 câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 về bài Tụ điện như khái niệm tụ điện, điện dung, cách tính hiệu điện thế... Bài viết có đáp án đi kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ TỤ ĐIỆN

Câu 1. Tụ điện là

A. Hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. Hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. Hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D. Hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

Câu 2. Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

A. Hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B. Hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
C. Hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
D. Hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.

Câu 3. Để tích điện cho tụ điện, ta phải

A. Mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.
B. Cọ xát các bản tụ với nhau.
C. Đặt tụ gần vật nhiễm điện.
D. Đặt tụ gần nguồn điện.

Câu 4. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhân xét không đúng là

A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Câu 5. Fara là điện dung của một tụ điện mà

A. Giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
B. Giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
C. Giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
D. Khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.

Câu 6. 1nF bằng

A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F.

Câu 7. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ

A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Không đổi.

Câu 8. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do

A. Thay đổi điện môi trong lòng tụ.
B. Thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
C. Thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
D. Thay đổi chất liệu làm các bản tụ.

Câu 9. Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là:

A. W = Q2/2C. B. W = QU/2. C. W = CU2/2. D. W = C2/2Q.

Câu 10. Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ

A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Không đổi. D. Giảm 4 lần.

Câu 11. Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ

A. Tăng 16 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Không đổi.

Câu 12. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

A. Giữa hai bản kim loại sứ;
B. Giữa hai bản kim loại không khí;
C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi;
D. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết.

Câu 13. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

A. 2.10-6 C. B. 16.10-6 C. C. 4.10-6 C. D. 8.10-6 C.

Câu 14. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là

A. 2 μF. B. 2 mF. C. 2 F. D. 2 nF.

Câu 15. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

A. 50 μC. B. 1 μC. C. 5 μC. D. 0,8 μC.

Câu 16. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2 V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế

A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V.

Câu 17. Hai đầu tụ 20 μF có hiệu điện thế 5 V thì năng lượng tụ tích được là

A. 0,25 mJ. B. 500 J. C. 50 mJ. D. 50 μJ.

Câu 18. Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là

A. 15 V. B. 7,5 V. C. 20 V. D. 40 V.

Câu 19. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là

A. 100 V/m. B. 1 kV/m. C. 10 V/m. D. 0,01 V/m.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Tụ điện. VnDoc mời các bạn tham khảo tài liệu đề thi học kì 1 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, thi thpt Quốc gia môn Vật Lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật Lý 11

    Xem thêm