Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện tích - định luật cu lông

Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện tích - định luật cu lông

VnDoc.com hiểu được rằng việc tìm kiếm những tài liệu chất lượng để phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn Vật lý lớp 11 là không hề dễ dàng. Chính vì vậy chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nên: Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện tích - định luật cu lông. Mời các bạn tham khảo và giải bài tập Vật lý 11 qua những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện tích - định luật cu lông để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp 18 câu hỏi trắc nghiệm về điện tích và định luật cu lông. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU LÔNG

Bài 1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện

C. Đặt một vật gần nguồn điện

D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Bài 2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu

B. Chim thường xù lông về mùa rét

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường

D. Sét giữa các đám mây.

Bài 3. Điện tích điểm là

A. Vật có kích thước rất nhỏ.

B. Điện tích coi như tập trung tại một điểm.

C. Vật chứa rất ít điện tích.

D. Điểm phát ra điện tích.

Bài 4. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Bài 5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông

A. Tăng 4 lần.

B. Tăng 2 lần.

C. Giảm 4 lần.

D. Giảm 4 lần.

Bài 6. Nhận xét không đúng về điện môi là:

A. Điện môi là môi trường cách điện.

B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.

Bài 7. Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

A. Tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.

B. Tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.

C. Tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.

D. Tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.

Bài 8. Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.

B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.

D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

Bài 9. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong

A. Chân không.

B. Nước nguyên chất.

C. Dầu hỏa.

D. Không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Bài 10. Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi

A. Tăng 2 lần.

B. Vẫn không đổi.

C. Giảm 2 lần.

D. Giảm 4 lần.

Bài 11. Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của

A. Hắc ín (nhựa đường).

B. Nhựa trong.

C. Thủy tinh.

D. Nhôm.

Bài 12. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?

A. Thanh niken.

B. Khối thủy ngân.

C. Thanh chì.

D. Thanh gỗ khô.

Bài 13. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng

A. Hút nhau một lực 0,5 N.

B. Hút nhau một lực 5 N.

C. Đẩy nhau một lực 5 N.

D. Đẩy nhau một lực 0,5 N.

Bài 14. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 30000 m.

B. 300 m.

C. 90000 m.

D. 900 m.

Bài 15. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

A. Hút nhau 1 lực bằng 10 N.

B. Đẩy nhau một lực bằng 10 N.

C. Hút nhau một lực bằng 44,1 N.

D. Đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.

Bài 16. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

A. 3.

B. 1/3.

C. 9.

D. 1/9

Bài 17. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nêu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là

A. 1 N.

B. 2 N.

C. 8 N.

D. 48 N.

Bài 18. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên chất tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi bằng 81. Độ lớn của mỗi điện tích là

A. 9 C.

B. 9.10-8 C.

C. 0,3 mC.

D. 10-3 C

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện tích - định luật cu lông, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Vật lý 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu:

Đánh giá bài viết
8 25.907
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Vật Lý 11

    Xem thêm