Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện trường và cường độ điện trường, đường sức điện
Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11
Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện trường và cường độ điện trường, đường sức điện. Tài liệu là những câu hỏi trắc nghiệm khái quát nội dung bài học. Phần đáp án của bài trắc nghiệm Vật Lý 11 này đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ. Mời các bạn tham khảo để học tốt môn Lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.
- Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện tích - định luật cu lông
- Giải bài tập trang 20, 21 SGK Vật lý lớp 11: Điện trường và cường độ điện trường, đường sức điện
- Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Tụ điện
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện trường và cường độ điện trường, đường sức điện để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 23 câu hỏi trắc nghiệm về điện trường và cường độ điện trường, đường sức điện, bài tập cũng có đáp án đi kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG, ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
Câu 1. Điện trường là
A. Môi trường không khí quanh điện tích.
B. Môi trường chứa các điện tích.
C. Môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
D. Môi trường dẫn điện.
Câu 2. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. Thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
B. Điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
C. Tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
D. Tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 3. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường
A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Không đổi. D. Giảm 4 lần.
Câu 4. Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
A. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
B. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
C. Phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
D. Phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Câu 5. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
A. V/m2. B. V.m. C. V/m. D. V.m2.
Câu 6. Cho một điện tích điểm - Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. Hướng về phía nó. B. Hướng ra xa nó.
C. Phụ thuộc độ lớn của nó. D. Phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
Câu 7. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. Độ lớn điện tích thử.
B. Độ lớn điện tích đó.
C. Khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. Hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 8. Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây bởi 2 điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên
A. Đường nối hai điện tích.
B. Đường trung trực của đoạn nối hai điện tích.
C. Đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1.
D. Đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2.
Câu 9. Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
A. Hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
B. Hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
C. Hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
D. Hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
Câu 10. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương
A. Vuông góc với đường trung trực của AB.
B. Trùng với đường trung trực của AB.
C. Trùng với đường nối của AB.
D. Tạo với đường nối AB góc 450.
Câu 11. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
A. Trung điểm của AB.
B. Tất cả các điểm trên đường trung trực của AB.
C. Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
D. Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
Câu 12. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường
A. Giảm 2 lần. B. Tăng 2 lần. C. Giảm 4 lần. B. Tăng 4 lần.
Câu 13. Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là
A. 0. B. E/3. C. E/2. D. E.
Câu 14. Đường sức điện cho biết
A. Độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
B. Độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
C. Độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
D. Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Câu 15. Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là:
A. Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
B. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.
C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
D. Các đường sức là các đường có hướng.
Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm + Q?
A. Là những tia thẳng. B. Có phương đi qua điện tích điểm.
C. Có chiều hường về phía điện tích. D. Không cắt nhau.
Câu 17. Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó
A. Có hướng như nhau tại mọi điểm.
B. Có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điện.
C. Có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
D. Có độ lớn giảm dần theo thời gian.
Câu 18. Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 1000 V/m, từ trái sang phải. B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C. 1V/m, từ trái sang phải. D. 1 V/m, từ phải sang trái.
Câu 19. Một điện tích -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là
A. 9000 V/m, hướng về phía nó. B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
C. 9.109 V/m, hướng về phía nó. D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
Câu 20. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là
A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải. B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.
C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái. D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải.
Câu 21. Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là
A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.
B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.
C. Bằng 0.
D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.
Câu 22. Cho 2 điện tích điểm trái dấu, cùng độ lớn nằm cố định thì
A. Không có vị trí nào có cường độ điện trường bằng 0.
B. Vị trí có điện trường bằng 0 nằm tại trung điểm của đoạn nối 2 điện tích.
C. Vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối 2 điện tích và phía ngoài điện tích dương.
D. Vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối 2 điện tích và phía ngoài điện tích âm.
Câu 23. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
A. 1000 V/m. B. 7000 V/m. C. 5000 V/m. D. 6000 V/m.
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Điện trường và cường độ điện trường, đường sức điện. VnDoc mời các bạn tham khảo tài liệu đề thi học kì 1 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, thi thpt Quốc gia môn Vật Lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé