Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 20: Lực từ - Cảm ứng từ
Bài tập trắc nghiệm Vật lí 11
Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo bài Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 20: Lực từ - Cảm ứng từ với những câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng dựa trên nội dung trọng tâm của bài học theo chương trình sách giáo khoa lớp 11 nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học.
Mời bạn làm online: Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 20: Lực từ - Cảm ứng từ
Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 19: Từ trường
Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
Bài 20: Lực từ - Cảm ứng từ
1. Một phần tử dòng điện có chiều dài 𝑙 , cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?
A. B=F/Il
B. F=B/Il
C. I=B/Fl
D. 𝑙=B/IF
2. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dung điện đặt tại điểm đó
C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó
D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
3. Điều nào sau đây là không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường
A. Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó
B. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
C. Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu
D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó
4. Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tủ dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi
A. Phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ
B. Phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ
C. Phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 450
D. Phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 600
5. Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là
A. 1:2
B. 1:4
C. 2:1
D. 4:1
6. Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều, cho biết lực từ tác dụng lên 20cm, của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là
A. 10-1T
B. 10-2T
C. 10-3T
D. 1,0T
7. Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng
A. 0,36mN
B. 0,36N
C. 36N
D. 36mN
8. Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8A đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,5T. Biết dòng điện hợp với các đường sức của từ trường góc600. Độ lớn của lục từ tác dụng lên 20cm chiều dài của dây dẫn là
A. 0,4√3N
B. 0,4N
C. 0,8N
D. 0,8/√3N
9. Một khung dây dẫn phẳng có dạng là một tam giác vuông MNP (vuông tại M); góc MNP bằng 30o (hình 20.1). Đặt khung dây vào trong từ trường đều. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện trong khung đi theo chiều từ M đến N rồi đến P. Biết lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là 0,3N. Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn và có góc hợp với lực từ tác dụng lên cạnh MN lần lượt là
A. 0,2√3N và 150o
B. 0,2√3N và 120o
C. 0,6N và 130o
D. 0,6√3N và 120o
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 11
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | A | A | D | B | C | A | D | A | A |
Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập, mời các bạn cùng tham khảo hệ thống bài tập trắc nghiệm theo từng bài các môn như: Lịch sử, Địa lý, Sinh học,.... được xây dựng bám sát nội dung trọng tâm kiến thức sách giáo khoa lớp 11 do VnDoc biên soạn.