Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Trần Ly Văn học

Bài thơ khi con tu hú Tố Hữu cho thấy tinh thần lạc quan của người tù cách mạng

Em hãy sáng tỏ ý kiến:

3
3 Câu trả lời
  • hổ báo cáo chồn
    0 Trả lời 29/04/23
    • Ngọc Mỹ Nguyễn
      Ngọc Mỹ Nguyễn

      Khi con tu hú được Tố Hữu sáng tác trong những ngày bị giam tại nhà lao Thừa phủ. Cả bài thơ vang vọng tiếng chim tu hú, đây cũng chính là âm thanh khơi mạnh nguồn cảm xúc của người tù cách mạng. Như vậy, ta có thể thấy tiếng chim tu hú có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong tác phẩm.

      Ngoại trừ nhan đề bài thơ, thì tiếng chim tu hú hai lần xuất hiện trong bài thơ, mỗi lần xuất hiện, tiếng chim ấy lại khơi lên trong lòng tác giả một suy nghĩ, một cảm xúc riêng. Trước hết, tiếng chim tu hú khởi nguồn, gợi nhắc Tố Hữu về một cuộc sống ngoài kia hết sức đẹp đẽ, ngập tràn sức sống:

      Khi con tu hú gọi bầy

      Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

      Vườn râm dậy tiếng ve ngân

      Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

      Trời xanh càng rộng càng cao

      Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

      Tiếng chim tu hú này trước hết xuất phát từ thực tế, mỗi khi tu hú kêu tức báo hiệu một mùa trái cây đã vào vụ chín đỏ trên từng ngọn cây. Từ thực tế ấy, khi đang bị giam trong cảnh tù ngục, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, Tố Hữu đã dùng những giác quan, sự cảm nhận của mình để cảm nhận thế giới ngoài kia. Mọi sự vật bên ngoài đang độ viên mãn căng tràn nhất: lúa chiêm đang chín, trái cây dần ngọt; màu sắc rực rỡ: xanh, vàng, nắng đào; không gian rộng rãi thoáng đại: trời xanh càng rộng càng cao. Thế giới bên ngoài được Tố Hữu tái hiện hết sức sống động, giàu sức sống, mọi vật căng đầy sức sống, tự do, tự tại, khác hẳn với cảnh tù ngục trong này của ông. Bởi vậy, ngay từ những câu thơ này ta đã phần nào thấy được niềm vui thích, hứng thú, nhưng đồng thời cũng khao khát, mong mỏi được sống một cuộc đời tự do như những sự vật ngoài kia.

      Trẻ trung, yêu đời, khao khát sống và cống hiến, khiến cho nỗi mong mỏi được vượt thoát khỏi cảnh ngục tù này càng trào dâng mạnh mẽ hơn trong lòng Tố Hữu. Để khi tiếng chim tu hú một lần nữa hữu ý cất lên, khao khát đó bùng cháy dữ dội, biến thành những ước muốn cụ thể, hữu hình:

      Ta nghe hè dậy bên lòng

      Mà chân muốn đạp, tan phòng hè ôi,

      Ngột làm sao chết uất thôi

      Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

      Mùa hè đến mang đến sức sống, thôi thúc, giục giã người tù cách mạng đập tan phòng, chân muốn đạp đổ mọi xiềng xích để đến với thế giới tự do bên ngoài. Một tinh thần khỏe khoắn như vậy làm sao có thể cam chịu cuộc sống tù đày chật chội và ngột ngạt cho được. Lòng uất hận căm tức dâng trào trong lòng, bật lên thành lời nói: Ngột làm sao/chết uất thôi. Câu thơ ngắt nhịp 3/3, cảm xúc dồn nén bỗng chốc cuộn trào, qua đó thể hiện một ý chí mạnh mẽ kiên cường, kiên quyết không chịu đời nô lệ, phải sống một cuộc đời từ do. Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú gọi bầy, mở ra không gian sống đầy ánh sáng, kết thúc bài thơ là tiếng chim tu hú cứ kêu, như lời thúc giục người chiến sĩ hãy nhanh lên đường chiến đấu.

      Khi con tu hú sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc, với ngôn từ giản dị, giàu cảm xúc đã cho thấy tâm hồn yêu tự do mãnh liệt của tác giả. Bức tranh chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản đầy đẹp đẽ, sáng ngời, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

      0 Trả lời 30/04/23
      • ebe_Yumi
        ebe_Yumi

        1. Mở bài: Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ "Khi con tu hú"

        2. Thân bài:

        • Nhan đề được mang tên loài chim tu hú - thường cất tiếng kêu trong ngày hè.
        • Bức tranh ngày hè sôi động, vui tươi qua 6 câu thơ đầu
          • Tiếng chim tu hú đã đánh thức Tố Hữu
          • Bức tranh ngày hè với những thanh âm thật rộn rã: tiếng chim tu hú, tiếng ve, sáo diều
          • Màu sắc, hình ảnh trong khung cảnh cũng thật tươi tắn và rực rỡ:
            • Lúa chiêm vàng rực, những hạt bắp vàng ươm
            • Bầu trời trong xanh, Cánh đồng lúa chiêm vàng chín
            • Vườn trái cây "ngọt dần” đầy tươi vui và sức sống.
            • Không gian được mở rộng: "đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
          • Cảnh ngày hè được dựng lên thật sống động, thể hiện tình yêu cuộc sống và cái nhìn tinh tế của Tố Hữu
        • Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do mãnh liệt của người chiến sĩ: 4 câu thơ cuối
          • Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng chỉ là trong trí tưởng tượng của nhà thơ
          • Cảm xúc ngột ngạt, khao khát được tự do, đến với thiên nhiên, bầu trời
          • Tố Hữu đã liên tục sử dụng một loạt những động từ mạnh để diễn tả sự ngột ngạt, bực mình
          • Bài thơ mở đầu bằng tiếng tu hú, kết thúc cũng bằng tiếng tu hú:
            • Đầu bài thơ: Tiếng chim là tiếng gọi của tự do, của bầu trời bao la, đầy sức sống
            • Kết bài thơ: Tiếng chim lại khiến người tù cảm thấy đau khổ, bực bội vì bị giam cầm
          • Tiếng chim là lời thúc giục hối hả về sự tự do.

        3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về bài thơ

        0 Trả lời 29/04/23

        Văn học

        Xem thêm