Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình luận hai câu thơ: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Văn mẫu lớp 11: Bình luận hai câu thơ: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Văn mẫu: Bình luận hai câu thơ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ vĩ đại của đất nước ta trong thế kỉ XIX. Ông sống giữa một thời kỳ lịch sử biến động và đau thương của dân tộc. Cuộc đời của ông đầy bi kịch xót xa. Ông là một nhà nho chân chính đã dạy cho chúng ta bài học về cách sống và ứng xử: vượt lên mọi bất hạnh để sống đẹp, sống trong yêu thương và căm ghét phân minh, rõ ràng. Trong bài thơ Than đạo, ông viết:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Hai câu thơ bày tỏ một quan niệm văn chương của Đồ Chiểu. "Thuyền " là hình ảnh ẩn dụ nói về văn thơ và sự nghiệp văn chương. "Đạo " là đạo đức, đạo lý làm người. Văn chương là chở đạo, chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, thuyền cũng chẳng đầy. Sức chứa đạo đức, đạo lý của con thuyền văn chương là vô cùng to lớn và vô tận.

‘Thằng gian” là một khái niệm mang tính lịch sử. Trong chế độ phong kiến thối nát, dưới triều Nguyễn là bọn bất lương, bọn lừa thầy phản bạn, kẻ ác, kẻ xấu, bất nhân bất nghĩa. Khi thực dân Pháp đến cướp nước ta thì thằng gian là giặc Pháp và lũ Việt gian bán nước, bọn đầu hàng giặc. Chữ "đâm" và chữ "thằng" thể hiện một thái độ quyết liệt, đầy căm thù và khinh bỉ. Câu "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" nghĩa là lấy thơ văn để đánh địch, đánh quyết liệt, đánh đến cùng thì ngòi bút (bút lông) cũng không mòn, không cùn, không tù, càng đánh càng sắc.

Hai câu thơ nói lên một quan niệm văn chương "Văn dĩ tải đạo”: văn chương có mục đích giáo dục to lớn; nhà thơ có sứ mệnh lấy thơ văn làm vũ khí chiến đấu để bảo vệ đạo đức, nêu cao chính nghĩa, chống lại mọi kẻ thù của nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu suốt đời đã sống và sáng tác vì một quan niệm văn chương cao đẹp như thế.

Nguyễn Đình Chiểu quan niệm văn chương là con thuyền "chở đạo", chở bao nhiêu đạo cũng không khẳm, cũng không đầy bởi lẽ ông đề cao chức năng giáo dục của văn chương. Sứ mệnh của văn chương nhằm giáo dục đức hi sinh, lòng vị tha, nghĩa thuỷ chung của con người, đồ cao đạo đức và đạo lý của nhân dân như trung, hiếu, tiết, hạnh:

‘Trai thời trung, hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình

(Lục Vân Tiên)

Người xưa quan niệm bản chất của thi ca nghệ thuật là "có ích dụng cho đời", nó có tác dụng "khuyến thiện, trừng ác", góp phần chấn hưng đạo đức, bồi dưỡng nhàn tâm, đổ cao nhàn nghĩa.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho chân chính, yêu nước thương dân, cho nên "dạo" mà ông nói đến mang nội dung nhân dân, tích cực tiến bộ:

"Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,

Lòng đạo xin tròn một tấm gương ".

Lời thơ khẳng định "lòng đạo" và quyết tâm của nhà thơ. Thà đui mù, tật bệnh nhưng tình cảm, tấm lòng của ông vẫn trong sáng thuỷ chung với đời, vần lo cho dân, cho nước. "Đạo" mà con thuyền thi ca của Nguyễn Đình Chiểu chở mãi vẫn không đầy chính là tư tưởng nhân nghĩa và tinh thần yêu nước chống xâm lăng.

Một đời thơ của Đồ Chiểu không chi quan niệm "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khắm" mà ông còn luôn luôn tâm niệm "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Càng "đâm", càng vạch mặt chỉ tên những "thằng gian", lũ bất lương, bất hiếu, bất trung, bọn lừa thầy phản bạn. thì ngọn bút thơ càng sắc nhọn. Nhà thơ phải yêu ghét rõ ràng; thơ ca phải mang tính chiến đấu trên lập trường nhân dân và dân lộc, vì đạo hiếu trung, vì nhân nghĩa:

"Mến nghĩa bao đành làm phản nước

Có nhân sao nỡ phụ tình nhà ".

Trong xã hội phong kiến mục nát, đạo lí suy đồi thì nhà thơ "đâm mấy thằng gian" để bảo vệ nhân nghĩa, làm cho nhàn nghĩa vằng vặc chói lòa như hai vầng nhật nguyệt. Khi đất nước bị ngoại ba ne xâm lăng, là kẻ sĩ, không thể đổ quân thù mua chuộc, lợi dụng:

Thấy ta chẳng khửng sĩ Liêu

Xông hai con mắt bỏ liều cho đui".

Là thái độ khinh bi, vạch mặt chỉ tên bọn bán nước, cầu vinh, bọn xu nịnh, tham lam ở đời: "Sáng chì đua nịnh theo dời / Nay vinh mai nhục mang lời thị phi". Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không phải là người chi có ghét, chì có bất hợp tác, chì có một lòng bảo vệ "đạo", bảo vệ "nhân nghĩa” và "thiên luân". Mặc dù bị mù, ông đã nhìn rất rõ mọi việc, mọi sự kiện bằng tất cả mối liên hệ với nhân dân. Ông không ở ẩn. Ông đã trực diện dùng ngòi bút sắc nhọn nhân nghĩa để không ngừng đấu tranh với giặc, với bọn buôn dân bán nước, với quyết tâm "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu rất gần với lý tưởng thẩm mĩ của người xưa: "Văn chương phải có ích cho thiên hạ… loại văn chương làm sáng đạo lý… là loại văn chương vĩnh viễn tồn tại ở đời… văn chương xu nịnh thì hại cho mình, vô ích cho người"… (Cố Viêm Vũ, đời Thanh…)

Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" là đề cao tính chiến đấu, mà sau này Bác Hồ có một cách nói mới mẻ:

"Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong".

Tóm lại, hai câu thơ:

"Chờ bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Cho thấy quan niệm văn chương và sứ mệnh của nhà thơ trước cuộc đời là đúng đắn, tiến bộ. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã phản ánh một cách trung thực cao đẹp quan niệm văn chương ấy.

Trong truyện Lục Vân Liên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tạo ra hai thế giới nhân vật đối lập nhau, thể hiện sâu sắc ý tưởng hàm chứa trong hai câu thơ ấy. Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực. Hớn Minh, ông Quán, ông Ngư, Lão Bà, Tiểu Đổng… là những con người giàu lòng nhân nghĩa, đề cao đạo lý làm người, coi thường danh lợi, ăn ở thuỷ chung. Mỗi nhân vật là một tấm gương sáng tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội được nhà thơ ngợi ca. Vân Tiên là một anh hùng nghĩa hiệp sẵn sàng xả thân để cứu vớt nhân dân:

'Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này!".

"Cứu người" là để "chở đạo" và để cứu người, Vân Tiên đã "bẻ cây làm gậy", "đánh tan lũ cướp" làm cho tên tướng giặc Phong Lai "thác rày thân vong". Nguyễn Đình Chiểu đã "đâm mấy thằng gian" với tất cả sức mạnh và sự khinh bỉ như thế!

Vương Tứ Trực đã mắng nhiếc cha con Võ Thể Loan:

"Chẳng hay người học sách chi,

Nói sao những tiếng dị kì khó nghe".

Đó là tiếng nói của đạo lí lên án những phường bất nghĩa, bất nhân. Và đó cũng là thái độ "Đám mây thắng gian bút chẳng tà " của Nguyễn Đình Chiểu.

Ong Ngư phảng phất một nhà nho "lánh dục tìm trong" sống cuộc đời ung dung thanh nhàn 'Tắm mưa, chài gió trong vời Hàn Giang". Con thuyền của ông Ngư đâu chi đổ cầu cá. đánh cá mà là con thuyền nhân nghĩa "chở đạo" rất đáng tự hào. cả nhà xúm lại cứu giúp Vân Tiên bị nạn: "Hối con vầy lửa một giờ / ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày". Ông muốn được nuôi nấng, cưu mang người cô đơn, đui mù "Sám hôm hẩm hút một nhà cho vui", Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi Ngư ông, một con người trọng nghĩa khinh tài bằng những vần thơ "chở đạo" rất hồn hậu:

"Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.

Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi chi sờn lòng đây!"

Cha con Võ Thể Loan đẩy Vân Tiên vào hang. Sau mấy ngày bơ vơ đói khát, chân tay rã rời không sao lết đi nổi thì chàng đã gặp lão Tiều. Lão mở gói cơm cho ăn, săn sóc với tất cả tình thương: "Lão ra sức lão cõng Tiên về nhà", cử chỉ và hình ảnh ấy rất đẹp sáng người đạo lí "Thương người như thể thương thân".

Kiều Nguyệt Nga không chỉ là một thiếu nữ "vóc ngọc mình vàng'', mà còn là con người trọng chữ "lễ" trong ứng xử, biết sống và phấn đấu đến cùng cho sự thuỷ chung trọn tình vẹn nghĩa. Nàng được mọi người tấm tắc ngợi khen và xứng đáng được hưởng hạnh phúc:

"Nguyệt Nga là gái tiết trinh

Sắc phong quận chúa hiển vinh rỡ ràng".

Thế giới nhân vật thứ hai trong truyện thơ Lục Vân Tiên là bọn bạc ác tinh ma, bất nhân bất nghĩa ở đời. Là tên Thái sư xảo quyệt độc ác. Là cha con Võ Thể Loan tráo trở, trơ trẽn, vô liêm si. Là Trịnh Hâm, Bùi Kiệm gian manh, xấu xa. Ai đã trói Tiểu Đồng vào gốc cây làm mồi cho cọp? Ai đã đẩy Vân Tiên xuống sông giữa đêm tối? Ai đã bỏ Vân Tiên vào hang Thương Tòng cho chết đói? Ai đã âm mưu đưa Kiều Nguyệt Nga cống giặc Ô Qua? Tội ác của chúng đều không thoát khỏi lưới trời lồng lộng? Võ Công đã chết trong nhục nhã! Thái Sư cách chức về nhà làm dân ", 'Trịnh Hâm là đứa bạo thần" đã bị trói giữa triều đình, bị đuổi về nhà rồi bị sóng thân dìm chết trên dòng Hàn Giang. Và đây là hình ảnh "nhà nho" Bùi Kiệm:

"Con người Bùi Kiệm mán dê,

Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu

Sự nhơ nhuốc không thể nào nói hết! Nguyễn Đình Chiểu viết: "Làm người ai nấy thì dừng bất nhân". Bọn gian tà, bất nhân đã bị trừng phạt. Nhà thơ đã vạch mặt chỉ tên trước "tòa án lương tâm", ông đã khinh bỉ và căm giận "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu càng tỏa sáng trong phần văn thơ yêu nước. Khái niệm "đạo" mang một nội dung mới khi "súng giặc đốt rền – lòng dân trời tỏ", khi giặc Pháp xâm lược đất nước ta. "Đạo" của mọi người là biết "Mến nghĩa làm quân chiêu mộ", quyết không dung tha "treo dê bán chó”, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp "đoạn kình", "hộ bổ" đổ cứu nước cứu nhà. Điều đó cho thấy: Nhân nghĩa là yêu nước, "đạo" mà con thuyền văn chương chở, phải chở là lòng yêu nước thương dân, là lòng căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước, là quyết tâm không đội trời chung với chúng:

"Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ

Làm người sao nỡ phụ quê hương"

(Ngựa tiêu sương)

"Bờ cõi xưa đã chia đất khác

Nắng sương nay há đội trời chung!"

(Xúc cảnh)

Nguyễn Đình Chiểu đã dành những lời thơ cảm động nhất để ca ngợi và viếng những anh hùng đánh Pháp như Trương Định, Phan Tòng… những anh hùng "nghìn năm tiết rỡ":

"Dấu đạn hãy rêm tàu bạch quỷ,

Hơi gươm thêm rạng thẻ hoàng môn".

"Giúp đời dốc trọn trang nam tử

Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần".

(Thơ điếu Trương Định)

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn tế hay nhất trong các bài văn tế cổ – kim của ta. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một tượng đài bi tráng về người nông dân yêu nước đánh Pháp giữa thế kỉ XIX. Lòng yêu nước và chí quả cảm của họ đã làm cho giặc Pháp bạt vía kinh hồn:

"Kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho mã tà, ma ni hồn kinh;

Bọn hè trước, lũ ó sau, trôi kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ ”.

Sống và chết vì dại nghĩa là cái "đạo" lớn ở đời, để lại tiếng thơm muôn đời, được nhân dân mến mộ:

'Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen;

Thác mà ưng đình miếu để thờ. tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ".

"Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà", trước hết Nguyễn Đình Chiểu vạch mặt lên án, kết tội giặc Pháp đã kco tới xâm chiếm đất nước ta, giết người cướp của, gây ra bao tội ác tày trời:

Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo; tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.

Trải mười mấy năm trầy khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đến tên;

Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông hoặc biển hoặc núi hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt.

(Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)

Nỗi đau thương của nhân dãn không thể nào kể xiết. Mỗi lời văn tế như thấm đầy máu và lệ, sôi sục căm hờn. Từ ngày "Tây qua cướp đất; dựng tân trào gây nợ oán cừu", bọn "phụ rình nhà", lũ "làm phản nước" đã núp bóng "cờ tam sắc" của bầy "bạch quỷ" để bán nước cầu vinh. Nguyễn Đình Chiểu đã ghét cay ghét đắng, đã mỉa mai, khinh bì chúng:

"Sống làm chi theo quán tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn;

Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ!"

(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Nguyễn Đình Chiểu tuy nếm trải nhiều bất hạnh, lại sống trong một giai đoạn lịch sử đen tối và đau thương của dân tộc, thế mà ông đã nhìn đúng hướng đi của lịch sử và giữ trọn tấm lòng son sắt sáng ngời. Thơ văn của ông đã vượt lên cá về mặt tư tưởng và nghệ thuật để "chở đạo" và "dùm mấy thằng tian", vừa chửi thẳng vào mặt các loại kẻ thù của dân tộc, vừa khẳng định và ngợi ca những con người "sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…". Ông là một nhà nho chân chính, một mặt tiếp thu được những tư tưởng tích cực trong kinh sử, mặt khác chủ yếu đã "sống cuộc sống của quần chúng, thông cảm sâu sắc với quần chúng, và đã cùng với quần chúng phần đầu gian nan. Chính quần chúng cần cù dũng cảm dã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ, cho tình cam, cho lòng tin và cd cho nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu " (Hoài Thanh).

Tóm lại, hai câu thơ:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khắm.

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"

Đã thể hiện một quan niệm văn chương sắc sảo, tiến bộ. một nhân cách văn hóa cao đẹp của nhà thơ mù đất Đồng Nai. Tuy bị mù lòa, nhưng tâm hồn ông, tấm lòng ông "vằng vặc như sao Bắc đẩu " (Bảo Định Giang).

Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là bài ca nhân nghĩa, bài ca yêu nước chống xâm lăng. Ông là nhà thơ, là "Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút…” như Tùng Thiện Vương đã ca ngợi; ông sống mãi trong lòng Tổ quốc và nhân dân ta.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Bình luận hai câu thơ: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 các bài Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm