Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình luận về câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ

Bình luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ

Bình luận về câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Nêu bình luận về câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ

Điều gì tạo nên tố chất đặc thù của một người nghệ sĩ chân chính, để giúp phân biệt người nghệ sĩ với những người không phải là nghệ sĩ? Câu hỏi này đặt ra với chúng ta và với ngay cả nhu cầu tự suy thức của giới nghệ sĩ. Đã có nhiều cách hình dung, nhận diện, định nghĩa. Sê-khôp, văn hào lỗi lạc của nước Nga, thì khẳng định một cách đinh ninh rằng: Một nghệ sĩ chân chính phải một một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ. Đó là bản chất của người nghệ sĩ? Là một công thức bất di bất dịch, hay một bổn phận thiêng liêng?… Dù sao đi nữa, câu nói cũng đã đề cập vấn đề cốt lõi nhất của một người nghệ sĩ chân chính.

Có lẽ cần bắt đầu từ quy luật lớn của nghệ sĩ nói chung và văn học nói riêng. Mác, nhà triết học duy vật biện chứng thiên tài đã đề cập đến quy luật của cái đẹp, đồng chí Lê Duẩn thì nói cụ thể hơn:… Nói nghệ thuật là nói quy luật riêng của tình cảm. Vậy là, tình cảm chứ không phải yếu tố nào khác, chính là ngọn nguồn sâu xa nhất của cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp. Không có tình cảm thì không thể có cái đẹp chân chính. Là người sáng tạo ra cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp, là người sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật cho con người và cuộc đời, người nghệ sĩ không thể thiếu được một trái tim mãnh liệt, phong phú và sâu sắc. Trái tim ấy phải nhạy cảm hơn đời, phải có những cung bậc khác đời, phải dồi dào giàu có hơn những người bình thường. Không có một trái tim như thế, đứng nói gì đến sáng tạo nghệ thuật. Có lẽ nhìn thấu vấn đề này mà, trong lĩnh vực thơ chẳng hạn, người ta đều thấy vai trò quyết định của tình cảm. Lê Quý Đôn nói: Thơ khởi phát- từ trong lòng người. Có nghĩa là tình cảm quyết định đến sự sinh thành của thơ. Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần. Nghĩa là tình cảm quyết định đến chất lượng của thơ. Rõ ràng tình cảm là yếu tố quyết định đến sự sinh thành, giá trị và tầm cỡ của nghệ thuật.

Tất nhiên, trong văn chương nghệ thuật, nói tình cảm trước hết là nói lòng thương yêu, tình nhân đạo. Một nghệ sĩ chân chính nhất thiết phải là một nhà nhân đạo. Sê-khốp coi nhân đạo là gốc rễ, nền tảng của tâm hồn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính cần phải trau dồi cái gốc ấy, và nghệ thuật của anh phải là sự lên tiếng, sự thăng hoa của cái nền tảng nhân đạo ấy.

Theo cách nói của mình, Sê-khốp chia ra trong mỗi nhà văn có hai con người: con người nghệ sĩ và con người nhân đạo. Ông đặt nhà nhân đạo cao hơn nhà nghệ sĩ. Cùng một cách hình dung như thế, Nguyễn Du thi hào của dân tộc ta, lại phân tách thành chữ Tâm và chữ Tài. Con người ta nói chung, nghệ sĩ nói riêng đều coi trọng cái Tâm, lấy Tâm làm gốc:

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Trau dồi cái Tâm là trau dồi cái gốc của văn chương nghệ thuật. Không cùng thời đại, nhưng dường như các nhà tư tưởng lớn đều gặp nhau ở những chân lý lớn.

Vế đề đặt ra là tại sao Tâm lại được xem là gốc của văn, lòng nhân đạo lại là nền tảng của sáng tạo? Một người có tình thương mở rộng giới hạn sống cho con người. Nó giúp con người có thể đồng cảm được với những nông nỗi của người khác, chia sẻ được những buồn – vui, sướng – khổ, được – mất, thành – bại… với người khác. Tình thương cho phép người ta được sống nhiều nỗi niềm, nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời. Tình thương cho phép người ta sống sâu sắc, sống đến tận đáy những điều mà ở người khác chỉ diễn ra hời hợt thoáng chốc. Vì thế nhà nghệ sĩ có thể hoá thân thành người trong cuộc kể cả những tiếng nói sâu kín nhất. Cho nên, có người đã coi nghệ sĩ là người có thể coi chuyện của người khác thành chuyện của mình. Thiếu điều này làm sao Nguyễn Du có thể viết được Văn tế thập loại chúng sinh khiến ai cũng phải se lòng, làm sao viết được Độc Tiểu Thanh ký cảm thông với một người phụ nữ tài sắc ở một xứ sở xa xôi lại sống cách mình tới ba thế kỷ. Làm sao có thể viết được Truyện Kiều với những bi kịch không phải của chính mình, những nông nổi không phải của chính mình, vậy mà đọc lên có thể làm cảm động được cả trời đất – (Tố Hữu viết Tiếng thơ ai động đất trời).

Vậy là nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ có thể sống nhiều cuộc đời. Nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ thấy được thực chất văn là đời -văn chương là tiếng đời! Những điều đó đòi hỏi mọi nghệ sĩ trước khi làm nghệ thuật hãy sống như một con người, hãy nói như Nam Cao: Sống đã rồi hãy Viết! Muốn viết cho nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo. Có như thế văn chương của anh mới có sức sống, mới có sự đảm bảo. Một nhà nghệ sĩ chân chính đều phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ, dường như đó là đòi hỏi cao nhất, nhưng cũng là danh hiệu cao quý nhất dành cho một nghệ sĩ.

Nhưng có lẽ cũng cần phải nói thêm rằng nếu chỉ có một cái Tâm đơn thuần cũng khó có thể có nghệ thuật. Cái Tâm đành rằng là gốc, nhà nhân đạo đành rằng là nền tảng, nhưng nếu thiếu cái Tài, thiếu một nhà nghệ sĩ thứ thiệt thì cái Tâm cũng không thể thăng hoa, kết kinh thành văn chương nghệ thuật được. Tài và Tâm phải cân xứng hài hoà mới có thể sinh thành cái đẹp. Một người nghệ sĩ chân chính phải có được trong mình một sự hài hoà như thế.

Trở lại với ý kiến của Sê-khốp, ta thấy tư tưởng của văn hào là chừng mực và đúng đắn. Nhà văn xác định phần cốt tuỷ của một nghệ sĩ chân chính phải là nhân đạo mà không hề xem nhẹ nhà nghệ sĩ. Nói thế cũng có nghĩa là ông coi cốt lõi của tiếng nói nghệ thật là tiếng nói nhân đạo, chứ không coi thường giá trị nghệ thuật, có nhìn nhận như thế chúng ta mới hiểu đúng tư tưởng thực của Sê- khốp, và như thế mới tiếp cận được chân lí của nghệ thuật – một lĩnh vực vốn hết sức phức tạp và bị gây nhiễu bởi nhiều thiên kiến.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Bình luận về câu nói Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm