Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình luận về ý kiến Điều còn lại của nhà văn là cái giọng nói của riêng mình

Bình luận ý kiến Điều còn lại của nhà văn là cái giọng nói của riêng mình

Bình luận về ý kiến Điều còn lại của nhà văn là cái giọng nói của riêng mình vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Nêu bình luận về ý kiến Điều còn lại của nhà văn là cái giọng nói của riêng mình

Nếu một tác phẩm chân chính có thể vượt qua những định luật bang hoại của thời gian thì cha đẻ của chúng thật sự là những con người bất tử, những cây bút không tuổi. Đó là những bức chân dung tuyệt vời dẫu không tên nhưng hậu thế mai sau vẫn luôn tâm niệm. Nếu ta không quên được một Nguyễn Du-một trái tim nhân đạo lớn, một Nguyễn TRãi với giọng hào hung nhưng thơ văn lại rất đỗi trữ tình, một Xuân Diệu với giọng rất tây hay một Tản Đà với cái ngông rất thời đại,… thì tất cả cũng là do: “Điều còn lại của nhà văn là cái giọng nói của riêng mình”.

Khi người lãng khách phong lưu sau bao tháng ngày phiêu bạt giữa cuộc đời đầy gió bụi để chắt lọc “những hạt bụi quý mà ơiời rơi vãi” (Chế Lan Viên), dừng chân ghé lại quán trọ văn chương; nếm thr vị ngọt của ngôn từ, hương thơm của nghệ thuật thì đã đem lòng say mê và chính thức bước chân vào thế giới văn chương. Đến với thế giới ấy là đến với những kì quan đồ sộ bằng ngôn từ, nó như một bà hoàng kiêu kì, không dung nạp những điều đã cũ, không chấp nhận những kẻ đi theo lối mòn mà theo Lêônít Lêonốp ấy phải là “một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”. Quá trình để tạo ra một tác phẩm để đời, sống mãi theo thời gian phải là một sản phẩm tuyệt vời của quá trình sang tạo. Để có thể sang tạo ra một “vân chữ” độc đáo của riêng mình thì trước hết ngay ở bản thân mỗi nhà văn phải mang tính cá thể. Bởi “ thơ đích thức mãi mãi là thơ của tâm hồn, mãi mãi là bài ca của tâm hồn” (Gorki) hay nói như Lê Quý Đôn “ Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Gương mặt tinh thần của tác giả sẽ hiện lên một cách trọn vẹn qua tấm gương soi kì diệu nhất là tác phẩm. Thế nhưng, tuy cùng là tiếng nói của tâm hồn, là minh chứng của một tài năng nghệ thuật nhưng nó được cất lên từ mỗi cung bậc khác nhau ở từng thi sĩ. Và nó chỉ xuất hiện và nổi bật ở những nhà văn có ý thức về cái tôi của mình nhằm phân biệt với người khác. thơ luôn thể hiện rõ cá tính,trí tuệ, trí tưởng tượng, mức độ tài hoa của mỗi nhà văn cụ thể.Vì vậy phong cách của mỗi nhà văn bao giờ cũng mang một màu sắc riêng biệt cá thể.Điều này chia phối tương ứng với cách cảm, cách nghĩ,hình tượng, ngôn từ,… tới cái phương tiện biểu hiện khác.Nói cách khác giọng nói hay phong cách là cơ sở để ta phân biệt Nguyễn Trãi với Nguyễn Bỉnh Khiêm,Xuân Diệu với Chế Lan Viên,…Cũng chính những điểm sáng trong phong cách ây đã tạo nên những giọng điệu nghìn năm không ngủ những cái tôi phong cách sang mãi muôn đời:

“Cuộc đời bể dâu nhưng thi cảo trường tồn

Anh lập công danh trên dòng ngôn ngữ ấy

…”

Bởi văn học là lĩnh vực của cái độc đáo, vì thế, mỗi nhà văn bước chân vào thế giới độc đáo ấy đều phải cống hiến tài năng của bản thân mình và dùng phong cách riêng chắp cánh cho tác phẩm bay cao, bay xa, bay đến mọi chân trời và đọng lại trong lòng người đọc.

Quả thật: “Điều còn lại của nhà văn là cái giọng nói của riêng mình”. Bởi lẽ nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo.Dẫn đến bản chất của sang tạo văn học là sự sang tạo miệt mài, không ngừng học hỏi, trao dồi để tăng khả năng sáng tạo. Điều đó đáp ứng tốt yêu cầu của văn chương nghệ thuật: một Thạch Lam hướng ngòi bút đến cuộc sống và tâm hồn những con người “nhỏ bé”, một Vũ Trọng Phụng luôn chú ý đến những góc khuất tối tăm của xã hội trước cách mạng,… Điều đó đã chứng minh được rằng: nghệ thuật sẽ chết nếu không có nét riêng và cái độc đáo. Hơn hết “cuộc đời là nơi bắt đầu cũng là nơi đi tới của văn học” Hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để nhà văn khám phá và gieo trồng những hạt mầm tài năng, để rồi sao bao tháng ngày chúng nở ra những đóa hoa văn chương rất đẹp.Nhưng dưới những đôi mắt khác nhau, ở từng góc độ khác nhau, hiện thực cuộc sống lại mang những dáng hình khác nhau. Tức hiện thực cuộc sống được nhìn qua lăng kính của nhà văn, qua bầu cảm xúc của những kẻ:”nặng nợ với đời “ qua tài năng nghệ thuật nên nó sẽ mang một màu sắc riêng, cá biệt. Và ngược lại, nếu một tác phẩm đi theo lối mòn, không có sự sáng tạo thì chính là gián tiếp xóa đi dấu chân của mình trên con đường của một “điệu hồn đi tìm hồn điệu” (Tố Hữu) Và chinh phục tâm hồn độc giả bao thế hệ. Để mỗi nhà văn làm tròn sứ mệnh và thực hiên trọn vẹn thiên chức của mình.Những tác phẩm ấy sẽ bị lu mờ trước những tác phẩm chân chính, sau thời gian sẽ biến mất như một hạt cát vô danh, không để lại dấu vết gì.Ví như trong thơ xưa trang nghiệm, cổ kính mùa xuân dưới ánh nhìn của Nguyễn Du hiện lên với vẻ tinh khôi:

“Cỏ con xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Thì trong ánh nhìn rất Tây của một hồn thơ mới, Xuân Diệu lại cảm nhận mùa xuân một cách rất nhục thể, đầy quyến rũ:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Từ đó, ta có thể thấy “giọng điệu riêng” là một yêu cầu cơ bản trong quá trình tiếp nhận của độc giả:Luôn đòi hỏi cao sự áng tạo, luôn có thị hiếu với cái mới, cái lạ,cái độc đáo….Mặt khác khi tạo ra giọng điệu riêng, phải chú ý đến sự độc đáo. Nó là nhu cầu tự biểu hiện của người nghệ sĩ, là một tiêu chí đánh giá vaitrò, vị trí tầm cỡ của nhà văn trong thi đàn văn học nói riêng, thế giới nghệ thuật nói chung.Như Phạm Đinh Kiên đã cho rằng: “văn chương quý bất tùy nhân hậu”

Lật trang sách trở về thời vàng son của văn học trung đại, có một vì sao sáng đã đem Truyện Kiều lướt qua đêm trường trung cổ tối tăm mịt mù đến với hậu thế muôn đời. Nguyễn Du ngàn năm không ngủ, Truyện Kiều trăm năm vẫn còn thức.Truyện Kiều là niềm tự hào của dân tộc Việt “trên từ các bậc văn nhân thi sĩ dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều….” (Dương Quan Hàm).Từ đây đã minh chứng sức sống bất diệt của Truyện Kiều.Vậy, do đâu mà có sự trường tồn ấy?Phải chăng là do trái tim của người thi sĩ tài hoa kia có lúc nào không ngừng đau đớn, cõi lòng ông có khi nào bình lặng, êm đềm.Một bậc nam nhaan quý tộc lại đi thương xót cho những kiếp người, cho phận đời éo le của số hồng nhan bạc phận: “thanh lâu hai lược thanh ođen cuả dư luận, vẩy vùng trong hố sâu của sự tuyệt vọng.Nguyễn Du như có sự hóa thân vào nhân vật để cảm, để thấu, để hiểu, để bênh vực cho những con người không còn ai bênh vực.Ông quả thật là một nhà nhân đạo lớn mà theo Sê Khốp: “ Là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”và ông xứng đáng là: “có con mắt trông thấu sáu cõi,có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường)

“Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”

Nguyễn Du xứng đáng là Đại Thi hào dân tộc Việt Nam còn chính nhờ ông đã đưa thể thơ dân tộc lên đến đỉnh cao cùng những sang tạo nghệ thuật độc đáo mới mẻ:vận dụng linh hoạt, tối đa các bút pháp nghệ thuật.Khi miêu ta nhân vật chính diện ông lại dung bút pháp ước lượng tượng chưng:

“Kiều càng sắc xảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Ngược lại, khi miêu tả tuyến nhân vật phủn diện, Nguyễn Du đã không tô hồng thực tế, mà đã khéo léo dùng bút pháp tả chân để miêu tả chân dung:

“Thoắt trông nhờn nhợt màu da

Ăn giỗ to béo đẩy đà làm sa

Hay: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.”

Nguyễn Du lại càng thành công hơn với bút pháp ngụ tình miêu tả nội tâm nhân vật:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Nguyễn Du một giọng nói riêng mà theo Tuốt Giê Nhép: “Không thể tìm thấy trong cổ họng của kẻ khác’

Nếu văn học trung đại ta có một phong cách mới mẻ nhưng đậm chất dân tộc là Nguyễn DuThì những trang văn đầy tài hoa của Nguyễn Tuân xứng đáng là một giọng điệu độc đáo, Anh Đức đã từng tâm niệm rằng: “Những trang văn của ông đúng là những trang hoa, tờ hoa, vì nó có hương săc rực rỡ làm đẹp cho đời. Lưu lại tên tuổi của Nguyễn trong văn học là giongj hót của loại chim lạ luôn hấp dẫn người nghe, độc đáo vô song, người đọc thầm tiếc”Ngay từ trong quan niệm, Nguyễn Du đã khẳng định vị trí và một vân chữkhông trộn lẫn với bất kì văn nhân nào:”tôi quan niệm đã viết văn thì phải cố viết cho thật hayvà cho đúng cái tạng của riêng mình. Văn chưng cần có sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào khác”

Ngay từ điểm nhìn về đề tài ông tìm về với cái đẹp trong qua khứ của một thời vang bóng (thú vui uống trà, thả thơ đánh thơ,,….) Những truyện xưa tưởng chừng phong kính tưởng đã qua hoar a vẫn còn in dấu ấn nó vẫn còn dùng dằng chưa chịu đứt

Đối với cái nhìn không dễ thờ ơ với đời.Nguyễn Tuân với cái duyên nợ văn chương đã viết tiếp trang sử của lớp nhà Nho cuối mùa- những con người một thời vang bóng.Thử hỏi trong chiều dài văn học mấy ai có cách suy nghĩ và chọn lựa những đề tài như thế???

Ngoài ra Nguyễn Tuân còn rất thành công trong vệc dựng nhân vật, dựng nên cảnh cho chữ hoàn toàn đối lập, đầy mâu thuẫn nhưng cũng rất tinh tế, rất đep, rất Nguyễn Tuân. Huấn Cao và Viên quản ngục chính là những con người như thế. Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, sứ oái oăm, éo le là ở chổ con người chức phận trói buột, cầm tù con người khát vọng. Viên quản ngục bị cầm tù trong chính nơi mình đang sống. Nếu không gặp Huấn Cao chả nhẽ ông phải bị cầm tù đến cuối đời? Nói cách khác: người này bị cầm tù về thân phận nhưng luôn tự do vêg nhân cách, còn người kia tự do về thân nhân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Đánh giá theo cách dựng cảnh thì đây chính là cuộc đối chứng giữa hai thứ nhà tù: Huấn Cao bị cầm tù trong cái nhà tù hữu hình, còn quản ngục bị cầm tù trong cái nhà tù vô hình. Từ đó, Nguyễn Tuân muốn nhấn mạnh: thoát khỏi cái nhà tù hữu hình đã khó, nhưng thoát khỏi cái nhà tù vô hình càng khó hơn. Quản ngục không cứu được Huấn Cao và cũng không tự cứu được mình, còn Huấn Cao chẳng những không cần giải cứu, mà trước khi ra pháp trường còn cứu được cả viên quản ngục. Xây dựng nhân vật một cách mới mẻ, tạo ra hai thế đối lập như vậy hiếm ai sánh bằng. Tạo ra không khí trang nghiêm của cảnh cho chữ dù đối lập với không gian hay thời gian của thực tại. Vẻ độc đáo mà truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có được chẳng phải là do sự tài tình trong cách lựa chọn đề tài và phong cách miêu tả, tạo ra thế đối lập rất tài hoa, rất riêng của Nguyễn Tuân hay sao? Cuộc kì ngộ thành cuộc hạnh ngộ, quan hệ có phần đối nghịch nhường chổ cho quan hệ tri kỉ hoàn toàn. Quả là một cái kết bất ngờ, kích thích được thị hiếu người đọc qua hệ thống các thủ pháp nghệ thuật độc đáo chỉ có ở Nguyễn Tuân-người nghệ sĩ tài hoa, suốt cuộc đời chỉ biết đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân sáng lên là nhờ cái ngông nhưng rất nghệ thuật và rất đỗi tài hoa của bản thân mình, ông đã luôn để cái tôi tự do phiêu bạt như một lãng khách phong tình chu du từ miền sông Đà đến bờ biển dài ngắm bình minh ở Cô Tô. Phong cách tài hoa lại rất đỗi uyên bác của tác giả không thể lẫn vào bất cứ một nhà văn nào.

Tóm lại, mỗi tác giả khi muốn hòa nhập với cuộc sống, giao cảm với cuộc đời bằng sức mạnh của ngôn từ văn học thì luôn phải tự tạo ra cho bảbn thân một vị trí, chỗ đứng nhất định bằng cách tự tạo cho mình một giọng nói riêng, một phong cách kì lạ, độc đáo, mới mẻ, chưa từng có trong văn học, không đi theo lối mòn đã cũ. Và chính họ, đang tự ghi lại dấu ấn của mình trong tim độc giả. Nghìn năm sau ai quên được luôn có Nguyễn Du ở bên nàng Kiều đau khổ? Nhìn sự vận động từ ánh sáng đến bóng tối, chứng kiến những thế cờ đối lập nhau làm sao có thể quên được một Huấn Cao kiêu bạc và một quản ngục biệt nhỡn liên tài của Nguyễn Tuân?

Câu nhận định đã khẳng định đúng vai trò và tầm quan trọng của sự sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của văn chướng trên cả hai bình diện, hai quá trình cơ bản của văn học. Về phía tác giả (quá trình sáng tác) đặt ra một trong những con đường phải hướng tới, đó là tự tạo ra cho bản thân một giọng điệu riêng, không trộn lẫn mà đó phải là một thứ “cá thể và cá biệt”. Còn về phía người đọc (quá trình tiếp nhận) cần phải có cái nhìn tổng quát hơn, có vốn am hiểu sâu rộng hơn về phong cách của những nhà văn. Từ đó, đánh giá đúng về năng lực của mỗi người và có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm văn học của họ. Với tôi, một tác phẩm được xem là thành công là khi tác giả là một người kí mã bí mật, tác phẩm là bộ mã và người đọc chính là người phải giải mã những ẩn số đó. Khi có thể cảm nhận được phong cách của một nhà văn và những thông điệp họ gửi gắm, truyền tải thì đó là một chuỗi dây chuyền thành công và xuất sắc.

Đúng như Hàn Mặc tử đã khẳng định: “Người thơ phong vận như thơ ấy”, một bài thơ hay không thể thiếu một giọng điệu riêng mới mẻ và sáng tạo. Văn chương sẽ càng thành công hơn, rực rỡ và khẳng định tên tuổi của mình trên thế giới nếu ngày càng có những con người yêu văn, không ngừng học tập, trau dồi và sáng tạo, tự gọt giũa một phong cách độc đáo, để có thể như đóa hoa thơm làm đẹp cho đời.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Bình luận về ý kiến Điều còn lại của nhà văn là cái giọng nói của riêng mình. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm