Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 phần Thơ ca

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 phần Thơ ca có đáp án

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 phần Thơ ca có đáp án được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết để củng cố thêm kiến thức môn Ngữ văn lớp 11 nhé.

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Chương trình mới

CHỦ ĐỀ: THƠ CA

ĐỀ LUYỆN SỐ 1

Môn: Ngữ văn lớp 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TẠM BIỆT HUẾ

(Thu Bồn)

Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ,

Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu.

Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại

ngày quên lãng,

Mặt trời vàng và mắt em nâu …

Xin chào Huế một lần anh đến,

Để ngàn lần anh mãi nhớ trong mơ.

Em rất thực nắng thì mờ ảo,

Xin đừng lầm em với cố đô.

Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy,

Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế,

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.

Nhịp cầu cong và con đường thẳng

Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?

Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!

Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt,

Hải Vân ơi xin Người đừng tắt ngọn sao khuya.

Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng,

Anh trở về hóa đá phía bên kia.

(Huế, 1980)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có thể là:

A. Thành phố Huế

B. Con người Huế

C. Nhân vật “anh” (Có thể là tác giả)

D. Nhân vật “em” (Có thể là người con gái trong mộng của tác giả)

Câu 2. Đối tượng trung tâm được tác giả thể hiện cảm xúc trong bài thơ là:

A. Thành phố Huế với các hình tượng tiêu biểu của thành phố

B. Thành phố Huế

C. Người tác giả yêu thương

D. Kỉ niệm của tác giả với thành phố Huế

Câu 3. Những hình ảnh về Huế và đặc trưng của Huế được tác giả thể hiện trong bài thơ là:

A. Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, kinh thành Huế, Tràng Tiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân

B. Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, cố đô, áo (dài) trắng, Tràng Tiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân

C. Ngôi đền cổ, chén ngọc, lăng tẩm, cố đô, Tràng Tiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân

D. Ngôi đền cổ, chén ngọc, lăng tẩm, kinh đô, cầu Tràng Tiền, sông Hương

Câu 4. Bài thơ trên thuộc thể thơ:

A. Lục bát

B. Tự do

C. Thất ngôn bát cú Đường luật

D. Thơ Mới

Câu 5. Biện pháp tu từ trong câu thơ sau là gì?

Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

A. Biện pháp tu từ nhân hóa

B. Biện pháp tu từ điệp từ

C. Biện pháp tu từ hoán dụ

D. Biện pháp tu từ so sánh

Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ trên là:

A. Tình cảm triền miên trong lưu luyến của người sắp xa Huế.

B. Sự nuối tiếc nhớ nhung khi phải xa Huế

C. Niềm yêu thương Huế đậm đà, sâu sắc

D. Sự nuối tiếc những kỉ niệm với người thương tại Huế

Câu 7. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ được thể hiện ở hình ảnh nào sau đây:

A. Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.

B. Anh trở về hóa đá phía bên kia

C. Nhịp cầu cong và con đường thẳng

D. Nón rất Huế nhưng đời không phải thế,

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng câu hỏi tu từ trong câu thơ: “Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?”

Câu 9. Lựa chọn và phân tích một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng

Câu 10. Hình ảnh

“Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!” trong văn bản Tạm biệt Huế có gì khác so với hình ảnh dòng sông Hương trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử sau đây:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.”

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

C

0.5

2

A

0.5

3

B

0.5

4

B

0.5

5

A

0.5

6

A

0.5

7

B

0.5

8

Tác dụng:

về mặt nghệ thuật: Biện pháp này nhằm tăng sức gợi cảm cho câu thơ

về mặt nội dung: Giúp nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở, day dứt khi sắp phải rời xa Huế, đồng thời nó là cái cớ, là lí do để nhà thơ nhấn mạnh cho hai câu thơ tiếp theo của mình, đẩy cảm xúc dâng lên cao trào

0.5

9

HS lựa chọn yếu tố tượng trưng trong văn bản để phân tích và lí giải:

Có thể tham khảo yếu tố tượng trưng được thể hiện trong câu thơ: Anh trở về hóa đá phía bên kia

Hình ảnh “anh” – nhân vật trữ tình không phải là “hóa đá” – mà cả câu thơ lấy từ tích cổ, thể hiện niềm mong ngóng đợi chờ, cũng có phần đau đớn khi phải rời xa tạm biệt thành phố Huế

1.0

10

Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình, có thể tham khảo:

Cũng đều chỉ dòng nước của sông Hương nhưng ở câu thơ của Hàn Mặc Tử thì dòng sông Hương mang một nỗi buồn sâu thẳm, không nói nên lời (buồn thiu). Dòng nước buồn thiu đó chính là con sóng lòng buồn thiu của thi nhân đang dâng lên không sao giấu được, đó là dòng tâm trạng cô đơn, buồn, xót xa.

Còn hai câu thơ trong bài Tạm biệt Huế, cũng vẫn là dòng nước sông Hương nhưng ở đây ám chỉ sự bịn rịn, lưu luyến không muốn rời xa (dùng dằng). Sông Hương là vậy, chỉ của riêng Huế thôi, không muốn rời xa người tình của mình nên nàng Hương giang ấy đã chảy thật chậm, êm trôi, và khi phải từ biệt thành phố yêu quý của mình thì nó ''dùng dằng'', đó chính là tình cảm sâu nặng của sông Hương dành cho Huế và cũng qua đó bộc lộ nỗi niềm của nhà thơ Thu Bồn, cũng như sông Hương thôi, nhà thơ cũng dành cho Huế một tình yêu sâu nặng và cũng bịn rịn, lưu luyến khi sắp chia xa nơi này.

1.0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu về vấn đề nghị luận: phân tích đánh giá hai phương diện

Nội dung và Nghệ thuật của bài thơ

- Sau đây là một hướng gợi ý:

1. Về nội dung

- Chủ đề: Cảm xúc về Huế và các địa danh nổi tiếng ở Huế

- Cảm xúc chủ đạo: Tình cảm triền miên trong lưu luyến của người sắp xa Huế.

- Cấu tứ: Xuyên suốt bài thơ là các hình ảnh biểu trưng, các hình ảnh đặc trưng về Huế, gợi cảm xúc nhớ nhung thiết tha

Cảm Huế, hiểu Huế một cách sâu sắc và toàn vẹn vậy rồi, thế mà nhà thơ vẫn chạnh lòng chợt hỏi: “Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu”. Câu hỏi chẳng qua chỉ là “cái cớ” để đẩy cảm xúc bài thơ lên đến cao trào, thể hiện qua hai câu thơ tuyệt bút:

Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

Nhà thơ đã tìm thấy Huế từ trong chính ngọn nguồn, từ trong chính bản thể của Huế, mà một trong những biểu hiện đặc sắc đó là dòng Hương, dòng sông tâm thức, dòng sông tâm hồn, dòng sông bản thể của những gì “rất Huế”.

2. Về nghệ thuật

- Một số biện pháp nghệ thuật:

Em rất thực nắng thì mờ ảo

Xin đừng lầm em với cố đô

hay:

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

Với nghệ thuật tương phản, mấy đoạn thơ dẫn ra trên khắc hoạ những đường nét khác nhau hợp thành gương mặt Huế đa dạng, viên mãn: thực quyện với ảo, xưa gắn với nay...Hai hình tượng thẩm mỹ “nón Huế” và “mặt trời” đặt cạnh nhau càng tô đậm nét Huế - thành phố trữ tình và khát vọng, “nữ tính” mà cháy bỏng. Đọc “Tạm biệt Huế” cho thấy Thu Bồn còn là một hoạ sĩ giỏi phối màu, phối cảnh. Trong bức tranh khéo phối màu về Huế, dĩ nhiên Thu Bồn không thể nào quên phối màu áo trắng ảo diệu của người con gái Huế: “Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy”, cái màu trắng “sắc sắc, không không” mà Hàn Mặc Tử đã diễn tả thật thần tình trong bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ”: “Áo em trắng quá nhìn không ra, Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. Nhưng Thu Bồn không lặp lại lối diễn tả cũ về Huế, chỉ thiên về nét ảo, mà Thu Bồn đặt nét thực và nét ảo cạnh nhau, trong thế đối nghịch “gay gắt” tưởng như phủ định nhau mà hoá ra không phải: “Em rất thực nắng thì mờ ảo”, “Nón rất Huế nhưng đời không phải thế”. Giữa hai nét thực và ảo đó, Thu Bồn vẫn giành nhiều “điểm nhấn” cho nét thực, thể hiện qua lời nhắc khéo của người con gái Huế: “Xin đừng lầm em với cố đô”.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0.5

Tổng điểm

10.0

ĐỀ LUYỆN SỐ 2

Môn: Ngữ văn lớp 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

THU VỊNH

(Nguyễn Khuyến)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú

B. Song thất lục bát

C. Lục bát

D. Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2. Các tính từ được sử dụng trong bài thơ để miêu tả vẻ đẹp mùa thu là:

A. thưa, xanh ngắt

B. lơ phơ, thẹn

C. xanh ngắt, biếc

D. hắt hiu, bóng trăng

Câu 3. Bài thơ trên sử dụng lối gieo vần nào ?

A. Vần lưng

B. Vần hỗn hợp

C. Vần trắc

D. Vần chân

Câu 4. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là:

A. Điểm nhìn từ trên cao

B. Điểm nhìn từ dưới thấp

C. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa lại trở về gần

D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa

Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ:

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào

A. Nhân hóa, ẩn dụ

B. So sánh, nhân hóa

C. Liệt kê, so sánh

D. So sánh, ẩn dụ

Câu 6. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là gì?

A. Nhớ nhung, sầu muộn

B. Chán chường, ngán ngẩm

C. U buồn, tủi hổ

D. Cô đơn, u hoài

Câu 7: Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh là bức tranh như thế nào?

A. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ

B. Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ.

C. Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt

D. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu thơ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?” là gì?

Câu 9. Bài thơ khắc hoạ mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ, em có biết bài thơ nào viết về đề tài này không? Hãy ghi lại tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ đó.

Câu 10. Từ nội dung của bài thơ “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về nỗi thẹn của tác giả qua hai câu thơ cuối.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận phân tích về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến.

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm