Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 phần Truyện thơ chương trình mới
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 phần Truyện thơ có đáp án
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 phần Truyện thơ có đáp án được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 có đáp án để củng cố kiến thức môn Ngữ văn 11 nhé.
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 Chương trình mới
ĐỀ LUYỆN SỐ 1
Môn: Ngữ văn lớp 11
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KHUN LÚA – NÁNG ỦA
(CHÀNG LÚA – NÀNG ỦA)
(Truyện thơ dân tộc Thái)
(Trích)
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn
Vời trông nào thấy người thương
240-Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng
Vào cánh rừng trông chừng xa khuất
Nàng như cuồng ngã vật nằm queo
Bà Nàng cuống sợ nhào theo
Ôm con nhớn nhác giữa đèo nhờ ai ?
245-Nhờ chim Én cánh dài tìm Lú
Kể ngọn ngành, Chàng sợ đi ngay
Đây rồi Chàng gọi, Chàng lay
-Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về
Anh đây mà, dậy đi Em hỡi
250-Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong
“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng
Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê
-Anh yêu quí , chết đi cho khuất
Sống chia lìa, lay lắt anh ơi !
255-Van Nàng, Mẹ mới nên lời :
-Sợ Cha bắt “chém” cả đôi chẳng nề !
Khun Lú mới vỗ về Nàng Ủa :
Gắng hãy về chớ quá buồn đau
Mặc cho kẻ lượn bên rào
260-Có trời chứng giám ta nào phụ nhau !
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Người Cha sôi giận tuôn trào
- Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!
265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến
Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng
Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.
(Bản diễn Nôm “Khun Lú – Náng Ủa” của Nguyễn Khôi dài 452 câu thơ đã được Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc in và phát hành 1100 cuốn, tại Hà Nội tháng 9 - 1997)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là:
A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần
B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần
C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba
D. Có sự việc, cốt truyện và có lời đối thoại
Câu 2. Tâm trạng của cô gái được thể hiện trong đoạn truyện thơ trên là:
A. Buồn đau khổ sở, âu sầu, nước mắt lã chã rơi khi không thể ở bên cạnh người mình yêu
B. Nhẹ nhõm như trút được gánh nặng lấy chàng trai nghèo khó
C. Suy nghĩ về tương lai của chính mình
D. Gào khóc thảm thiết, mong muốn ở bên người mình yêu
Câu 3. Đoạn thoại sau thể hiện nội dung gì:
Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê
- Anh yêu quí, chết đi cho khuất
Sống chia lìa, lay lắt anh ơi!
A. Nàng Ủa mong chàng Lú quên mình đi
B. Nàng Ủa quyết định tìm tới cái chết để bảo vệ tình yêu của hai người
C. Nàng Ủa gửi lời tới chàng Lú thà rằng mình chết đi còn phải chịu cảnh sống chia lìa, lay lắt
D. Nàng Ủa không còn cách nào khác ngoài việc tìm đến cái chết để chứng minh tình yêu
Câu 4. Người cha thể hiện sự ngăn cấm quyết liệt cuộc hôn nhân của Nàng Ủa Chàng Lú như thế nào?
A. Người cha quyết từ mặt con
B. Người cha dọa sẽ chặt đầu nếu không nghe lời
C. Người cha sẽ bỏ nhà ra đi
D. Người cha sẽ giết chàng Lú
Câu 5. Tâm trạng của chàng trai thể hiện qua câu thơ sau là gì?
- Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về
Anh đây mà, dậy đi Em hỡi
250 - Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong
“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng
A. Thất vọng vì sự dại dột của nàng Ủa
B. Lo lắng sợ rằng nàng Ủa không bao giờ tỉnh lại
C. Hoảng loạn, lo sợ vì nghĩ mình đã khiến nàng Ủa bất tỉnh
D. Xót xa, lo lắng, đầy yêu thương gọi nàng Ủa tỉnh dậy
Câu 6. Những hành động trong đoạn thơ cho thấy được tình cảm của chàng Lú dành cho nàng Ủa là:
A. Sợ đi tìm ngay, chàng gọi, chàng lay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng chớ quá buồn đau
B. Sợ đi tìm ngay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng và cùng nàng về xin phép gia đình một lần nữa
C. Vỗ về nàng, chăm sóc nàng tận tình khi nàng bị ngất đi
D. Vỗ về, khuyên nhủ và an ủi nàng, hẹn gặp lại nàng duyên ở kiếp sau
Câu 7. Theo kết cấu của truyện thơ dân gian, đoạn trích trên nằm ở phần nào?
A. Gặp gỡ, yêu nhau và kết duyên
B. Bị gia đình ngăn cấm, đôi lứa chia lìa
C. Trải qua nhiều khó khăn, trắc trở
D. Đoàn tụ, sum vầy
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Cảm nhận của em về tâm trạng của nàng Ủa qua đoạn thơ
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn
Vời trông nào thấy người thương
…..
Nàng như cuồng ngã vật nằm queo
….
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Người Cha sôi giận tuôn trào
- Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!
265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến
Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng
Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.
Câu 9. Mặc dù cũng đau đớn buồn khổ như nàng Ủa nhưng chàng Lú vẫn khuyên nàng Ủa trở về và đừng quá buồn đau. Theo em, vì sao lại như vậy?
Câu 10. Bằng đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích và cảm nhận tình cảm của chàng Lú và nàng Ủa trong đoạn trích trên.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy từ nội dung đoạn trích trên, em hãy bàn luận về: Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mỗi người
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | B | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | C | 0.5 | |
4 | B | 0.5 | |
5 | D | 0.5 | |
6 | A | 0.5 | |
7 | B | 0.5 | |
8 | HS trình bày được - Tâm trạng buồn khổ, đau đớn của cô gái khi không thể ở bên người mình yêu - Liệt kê một số biểu hiện: Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn Vời trông nào thấy người thương Nàng về những âu sầu buồn bã Nước mắt thì lã chã kêu gào Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi. | 0.5 | |
9 | HS trình bày các lí do tuy nhiên có thể nhắc đến lí do: Chàng Lú không muốn làm khó người mình yêu, khuyên nàng về để tránh cho cha nàng tức giận, dù có thể nào thì vẫn luôn yêu và hết lòng thủy chung với nàng Ủa | 1.0 | |
10 | HS nêu được cảm nhận về tình cảm son sắt, bền chặt của Nàng Ủa – Chàng Lú + Đau đớn, sầu khổ, khóc nước mắt lã chã khi chẳng thể cạnh người mình yêu + Chàng Lú đau đớn, có những cử chi quan tâm, chăm sóc nàng Ủa, khuyên nhủ nàng, không để nàng khó xử + Khẳng định tình yêu đôi lứa có trời đất chứng giám +… | 1.0 | |
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận bàn về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của một tình yêu son sắt, thủy chung đối với mỗi người | 0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được về tác phẩm, tiến hành phân tích giá trị về nghệ thuật và giá trị về nội dung Sau đây là một hướng gợi ý: - Giới thiệu chung về tác phẩm - Chỉ ra nội dung chính của đoạn trích và chi tiết thể hiện được vấn đề được bàn luận: Tình yêu son sắt thủy chung của nàng Ủa – chàng Lú + Bàn luận về vấn đề: · Định nghĩa: Chung thủy nghĩa là sự son sắc một lòng trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách hay đựoc sống hạnh phúc ta vẫn không thay lòng đổi dạ. · Giá trị của lòng thủy chung, son sắt với mỗi người (biểu hiện – chứng minh): Nó chính là chất keo gắn dính con người lại với nhau. Như trong mối quan hệ vợ chồng lòng chung thủy sẽ giúp gia đình bạn hạnh phúc. Trong tình bạn nếu có lòng thủy chung thì chắc hẳn tình bạn sẽ được kéo dài và bền vững hơn bao giờ hết. Con người muốn có muốn quan hệ lâu bền thì phải dùng trái tim để đối đáp với nhau. Lòng chung thủy chính là một thước đo của phẩm chất. Một con người có lòng chung thủy sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và kính trọng. · Liên hệ bản thân
| 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0.5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
ĐỀ LUYỆN SỐ 2
Môn: Ngữ văn lớp 11
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
PHẠM CÔNG – CÚC HOA
(Truyện thơ Nôm khuyết danh)
(Trích)
(165) Phạm Công thưa với mẹ già:
“Con đi kiếm củi phương xa phen này
Cố làm lấy một tuần chay
Cho cha siêu độ lên mây chầu trời
Dù phải kiếm củi suốt đời
(170) Con đây cũng chẳng sợ ai chê cười”
Mẹ rằng: “Đừng thế con ơi
Kiếm củi thì lại suốt đời cháo rau”
Phạm Công nước mắt tuôn sầu:
“Làm trai là phải dãi dầu xông pha
(175) Chứ ai sinh đẻ con ra
Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi
Nuôi con ngần ấy năm trời
Mẹ cha phải chịu một đời long đong
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng
(180) Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên”
Cơm nắm chỉ có mấy viên
Lưng đeo bầu nước tìm miền làm ăn
Đói lòng áo rách che thân
Đưa tay dắt mẹ dời chân lên đường.
(185) Bốn ngày rong ruổi dặm trường
Giữa trưa nắng gắt định dừng gốc đa
Mẹ con gặp một cụ già
Phơ phơ đầu bạc nước da đồi mồi
Phạm Công trông thấy ngùi ngùi:
(190) “Xin ông thư thả ta ngồi nghỉ ngơi”
Nghe thôi ông cụ mừng vui:
“Ba ngày chịu đói không người đoái thương
May thay có bậu qua đường
Hãy xin bớt miệng sẻ nhường cho ta
(195) Phạm Công nghe nói xót xa
Sẵn lưng cơm nắm mở ra tức thì
Miệng cười: “Ông hãy ăn đi
Giữa trưa ông có việc gì ra đây”
Cụ già thong thả giãi bày:
(200) “Hiếm hoi sinh được mụn trai đầu lòng
Thỏa niềm rày ước mai mong
Tìm thầy cho học, theo vòng nghĩa nhân
Theo thầy vừa được ba xuân
Về nhà cưới vợ thành thân vuông tròn
(205) Gia tài phá sạch chẳng còn
Hôm mai khốn đốn vì con vung tiền
Những tin con thảo dâu hiền
Ai ngờ hết của chúng liền đuổi đi
Dầu con sỉ nhục ê chề
(210) Cực lòng lão phải tính bề tha phương”
Phạm Công nước mắt rưng rưng:
“Công cha nghĩa mẹ như rừng như non
Thấy người con tưởng thân con
Chuyện người thảm thiết héo hon lòng này
(215) Thôi còn ba nắm cơm đây
Xin ông cầm lấy đường dài dùng qua
Ví dù con có lỡ ra
Con xin nơi khác mẹ già cũng no
Cụ già nghe nói nhỏ to:
(220) “Ơn chàng tốt bụng mà cho như vậy
Lòng chàng nhân hậu khôn tày
Cho nên lão lấy cơm này một viên”
Dứt lời cơm vẫn còn nguyên
Lão ông thôi đã biến liền vời xa
(225) Chẳng ngờ là Phật Di Đà
Thoắt về tâu với vua cha Ngọc hoàng
Cùng quan văn võ hai hàng:
“Chẳng ai ân nghĩa bằng chàng Phạm Công”
Tiếng đồn đã đến cửu trùng
(230) Lại còn vang tới thủy cung động đình.
Ngọc hoàng muốn thấu sự tình
Truyền đòi tiên nữ đăng trình viễn phương
Tiên nữ vâng lệnh lên đường
Xuống xem lòng dạ cõi dương thế nào
(Cổ văn Việt Nam, Internet: wordpress.com)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích truyện thơ trên nói về sự việc gì?
A. Phạm Công quyết lên núi kiếm củi để trang trải cuộc sống cùng đưa mẹ già đi theo, giúp đỡ một ông lão chính là Phật Di Đà, sau đó được tiếng tốt vang xa cả thiên đình.
B. Phạm Công quyết đi thi để thay đổi cuộc đời, số phận cho cha mẹ già, giúp đỡ một ông lão chính là Phật Di Đà, sau đó được tiếng tốt vang xa cả thiên đình.
C. Phạm Công quyết lên núi kiếm củi để trang trải cuộc sống cùng đưa mẹ già đi theo, tình cờ giúp đỡ được nhà vua, tiếng thơm vang xa cả triều đình.
D. Phạm Công quyết đi thi để thay đổi cuộc đời, số phận cho cha mẹ già, tình cờ giúp đỡ được nhà vua, tiếng thơm vang xa cả triều đình.
Câu 2. Các nhân vật được nhắc đến và xuất hiện trong đoạn truyện là:
A. Phạm Công, người mẹ, ông lão già nghèo khổ, Ngọc Hoàng
B. Phạm Công, người mẹ, ông lão già nghèo khổ chính là phật Di Đà, Ngọc Hoàng
C. Phạm Công và cha mẹ
D. Phạm Công, ông lão già nghèo khổ chính là phật Di Đà, Ngọc Hoàng
Câu 3. Đoạn thoại sau là lời của ai nói với ai, về vấn đề gì?
Chứ ai sinh đẻ con ra
Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi
Nuôi con ngần ấy năm trời
Mẹ cha phải chịu một đời long đong
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng
Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên
A. Phạm Công nói với người lão già về công ơn cha mẹ
B. Phạm Công nói với người mẹ về công ơn cha mẹ
C. Phạm Công nói với người cha về công ơn cha mẹ
D. Phạm Công nói với cha mẹ về công ơn cha mẹ
Câu 4. Hoàn cảnh khốn khó của ông lão kể với Phạm Công là gì?
A. Ông lão không gia đình, không nơi nương tựa vì mồ côi từ nhỏ, phải vất vả mưu sinh đến già
B. Ông lão không gia đình, không nơi nương tựa vì bị lừa bán hết sạch của cải trong nhà.
C. Ông lão có một con trai nhưng vì con ăn chơi nên đã bán hết của cải, người con dâu cùng con trai đuổi ông ra khỏi nhà.
D. Ông lão có một con trai nhưng con trai mất sớm, người con dâu chiếm của cải và đuổi ông lão đi
Câu 5. Vì sao Phạm Công lại quyết đưa một ít cơm nắm cho ông lão
A. Vì chàng là người thơm thảo, có lòng thương người, muốn chia sẻ miếng ăn với ông lão khốn khổ
B. Vì chàng có rất nhiều cơm nắm việc san sẻ đó không ảnh hưởng gì
C. Vì chàng biết ông lão là Phật Di Đà nên muốn lấy lòng
D. Vì chàng biết ông lão giàu có, giúp đỡ ông lão sẽ được đền đáp.
Câu 6. Yếu tố nào của truyện thơ Nôm được thể hiện nhiều hơn cả trong đoạn trích trên
A. Yếu tố trữ tình
B. Yếu tố tự sự
C. Yếu tố miêu tả
D. Yếu tố biểu cảm
Câu 7. Qua đoạn trích trên, Phạm Công hiện lên là người như thế nào?
A. Người con có hiếu, có lòng chung thủy
B. Người con có hiếu, nhưng lại biết lợi dụng người khác để trục lợi cho bản thân
C. Người có lòng yêu thương, ân nghĩa, có lòng hiếu thảo
D. Người ăn chơi, bất hiếu, không có lòng thủy chung
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Cảm nhận của em về nhân vật Phạm Công qua đoạn thơ:
Dù phải kiếm củi suốt đời
(170) Con đây cũng chẳng sợ ai chê cười”
Mẹ rằng: “Đừng thế con ơi
Kiếm củi thì lại suốt đời cháo rau”
Phạm Công nước mắt tuôn sầu:
“Làm trai là phải dãi dầu xông pha
(175) Chứ ai sinh đẻ con ra
Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi
Nuôi con ngần ấy năm trời
Mẹ cha phải chịu một đời long đong
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng
(180) Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên”
Câu 9. Theo em văn bản trên có những chủ đề nào? Hãy xác định chủ đề chính và ít nhất một chủ đề phụ của văn bản
Câu 10. Em hiểu thế nào về câu nói của Phạm Công: Làm trai là phải dãi dầu xông pha. Viết đoạn văn khoảng 7 – 10 câu trình bày quan điểm của em về chí làm trai trong xã hội phong kiến xưa.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Vì có lòng tốt bụng, ân nghĩa mà Phạm Công đã được cứu giúp và có cuộc sống hạnh phúc về sau. Bằng bài viết khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy bàn luận về vấn đề: Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều. Như mặt trời làm băng tan chảy, lòng tốt khiến sự hiểu nhầm, sự nghi ngờ và thù địch bốc hơi. (Albert Schweitzer)
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé