Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các phương pháp đánh giá chất lượng

Các phương pháp đánh giá chất lượng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phương pháp phòng thí nghiệm

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cơ bản cũng đồng thời là các thông số về chất lượng tiêu dùng của sản phẩm hoặc khi trình độ chất lượng được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.

Phương pháp này được tiến hành trong phòng thí nghiệm với những thiết bị, máy móc chuyên dùng và kết quả thu được là những số liệu dưới dạng những quan hệ về số lượng rõ ràng, khách quan.

Phương pháp này đòi hỏi nhiều chi phí mà không phải ai cũng thực hiện được. Đặc biệt, đối với các chỉ tiêu về tình trạng sản phẩm, tính thẩm mỹ, mùi, vị, sự thích thú,… phương pháp này không phản ánh được.

Căn cứ vào tính chất riêng của các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp phòng thí nghiệm được thực hiện bằng những cách khác nhau:

- Phương pháp đo: Là phương pháp dựa trên những thông tin thu được nhờ sử dụng các phương tiện đo. Phương pháp này được xác định trực tiếp đối với các chỉ tiêu như khối lượng, cường độ dòng điện, số vòng quay, tốc độ,…

- Phương pháp phân tích hóa lý. Xác định thành phần hóa học, hàm lượng các chất, tạp chất, một số tính chất hóa học, sự co giãn, kéo dài của sản phẩm,…

Phương pháp tính toán

Là phương pháp dựa trên việc sử dụng những thông tin nhận được nhờ các quan hệ lý thuyết hay nội suy.

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để xác định những chỉ tiêu ở giai đoạn thiết kế như năng suất, tính bảo toàn, tính dễ sửa chữa,… Khi cần thiết để tính toán các chỉ tiêu, có thể sử dụng số liệu được tính bằng các phương pháp khác.

Phương pháp ghi chép

Là phương pháp dựa trên những thông tin thu được bằng cách đếm các biến số nhất định, các vật thể, các chi phí. Ví dụ như số hư hỏng khi thử nghiệm sản phẩm, chi phí cho chế tạo, số bộ phận tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, số bộ phận được cấp bằng phát minh,…

Phương pháp cảm quan

Là phương pháp dựa trên những thông tin thu được nhờ phân tích các cảm giác của các cơ quan thụ cảm: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.

Các cơ quan thụ cảm đóng vai trò thu nhận cảm giác. Giá trị của các chỉ tiêu chất lượng được xác định bằng cách phân tích các cảm giác đó trên cơ sở kinh nghiệm đã tích lũy và được biểu thị bằng một hệ thống điểm. Phương pháp này được dùng phổ biến để xác định các chỉ tiêu về thực phẩm, tính thẩm mỹ, mùi, vị, trang trí,…

Phương pháp cảm quan phụ thuộc nhiều vào:

- Trình độ, kinh nghiệm, thói quen và khả năng của các chuyên viên giám định.

- Mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của các chuyên viên.

Chính vì vậy, kết quả ít chính xác so với phương pháp phòng thí nghiệm, nhưng ít tốn kém, đơn giản và nhanh hơn.

Phương pháp xã hội học

Xác định bằng cách đánh giá chất lượng thông qua sự thu thập thông tin và xử lý ý kiến của khách hàng.

Để thu thập thông tin chung ta có thể dùng phương pháp trưng cầu ý kiến của khách hàng, thông qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị khách hàng,… Sau đó tiến hành thống kê, xử lý thông tin, kết luận.

Phương pháp chuyên gia

Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên kết quả của các phương pháp phòng thí nghiệm, phương pháp cảm quan tổng hợp, xử lý và phân tích ý kiến của các chuyên gia rồi tiến hành cho điểm. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành một công cụ quan trọng trong đánh giá chất lượng.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhiều trong trường hợp khi mà các phương pháp khác không kinh tế, không có đầy đủ số liệu. Đa số các trường hợp đó là trong dự báo khoa học, kỹ thuật; nghiên cứu các thuật toán, các phương pháp; áp dụng các giải pháp quản lý, các giải pháp kinh tế; giám định chất lượng, nhất là chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, phương pháp chuyên gia mang tính chủ quan, kết quả đánh giá phụ thuộc vào phản ứng tự nhiên, kinh nghiệm và tâm lý của các chuyên gia.

Để hạn chế những thiếu sót này, người ta luôn tìm cách cải tiến các hình thức giám định và xử lý thông tin.

Người ta thường tổ chức phương pháp chuyên gia theo hai cách:

* Phương pháp DELFI

Phương pháp này xuất phát từ Mỹ, được bảo mật vào những năm 1950, công bố lần đầu vào những năm 1960. Khi sử dụng phương pháp này, các chuyên gia không có sự tiếp xúc, không trao đổi trực tiếp với nhau nhằm tránh những ảnh hưởng bên ngoài đến quyết định của chuyên gia như ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, các gợi ý hoặc thích ứng dần với ý kiến của đa số chuyên gia.

Các chuyên gia bày tỏ ý kiến của mình trong các bản nhận xét có giải thích tỉ mỉ. Để thu nhập thêm thông tin, người ta sẽ tạo điều kiện cho chuyên gia tìm hiểu các bản nhận xét của chuyên gia khác. Do đó, trong các vòng sau của cuộc trưng cầu ý kiến họ có quyền thay đổi quan điểm của mình.

Nhược điểm của phương pháp này là phức tạp, mất nhiều thời gian.

* Phương pháp PATERNE

Phương pháp này được đề xuất năm 1962 – 1964 tại Mỹ. Khi sử dụng phương pháp này, các chuyên gia được tiếp xúc, trao đổi với nhau và đưa ra ý kiến chung của cả nhóm.

Phương pháp PATERNE có ưu điểm nhất định so với phương pháp DELPHI (việc trưng cầu ý kiến các chuyên gia tiến hành khá đơn giản) nhưng vẫn còn có những nhược điểm nhất định là mất thời gian.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phương pháp đánh giá chất lượng về đặc điểm nội dung của một số phương pháp đánh giá như phương pháp chuyên gia, phương pháp xã hội học, cảm quan và ghi chép, phương pháp phòng thí nghiệm...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các phương pháp đánh giá chất lượng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 3.919
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm