Trước cách mạng tháng Tám, số phận của người nông dân gặp nhiều sự đau khổ bất hạnh. Hình ảnh chị Dậu và Lão Hạc là hai số phận điển hình, cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về sự bóc lột tàn nhẫn của chính quyển và bọn thực dân thời bấy giờ. Một Lão Hạc nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai phải bỏ nhà đi đồn điền cao su, Lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. Tai họa, rồi trận ốm đau đã lấy đi hết tiền mà lão dành dụm được suốt bao nhiêu năm qua. Rồi không còn gì, ăn chẳng đủ ăn, không ai mướn lão làm việc, cuối cùng lão đành bán cậu Vàng. Nhưng vì cái nghèo rồi sợ tiêu lạm vào tiền để lại cho con trai, khiến lão chọn cái chết. Và cũng vì sự ân hận với cậu Vàng, lão kết liễu cuộc đời mình bằng cách ăn bả chó. Còn chị Dậu số phận của chị điêu đứng, nghèo khổ bị bóc lột đến tận xương tủy. Vì thiếu sưu của chồng và cả người em chồng đã chết nên chị phải bán đi đứa con của mình. Thấy việc gì thì làm việc đấy, nắng thì cố mà làm mưa thì cũng phải cố. Họ đã làm gì mà để rơi vào hoàn cảnh khốn khổ đến vậy? Tất cả là do chính quyền xã hội cũ hành hạ. Thật đáng thương cho những con người số phận ấy.
Qua hai đoạn trích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, ta có thể thấy được số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Họ là những người dân đen nghèo khổ, ít học hành.Điển hình như Lão Hạc, một ông lão nhà nghèo, mất vợ, con trai phải bỏ xứ đi làm ở đồn điền cao su. Một thân một mình lão chống chịu với nỗi khổ ốm đau, không có cái ăn. Để rồi cảnh nghèo đói ép lão phải tìm đến cái chết để giải thoát cho tâm hồn của chính bản thân lão. Hay chị Dậu, một người phụ nữ vất vả, lam lũ, người mà phải gánh trên đôi vai cả một gia đình, cả phần sưu thuế của người em chồng đã chết. Để rồi túng quẫn đến mức chị phải đem bán đi cả đứa con gái đầu lòng mà vẫn không thể nào thoát khỏi cảnh đói khổ nhục nhã. Hai nhà văn Kim Lân và Ngô Tất Tố đã phản ánh rõ hiện thực xã hội thời bấy giờ qua các tác phẩm, cho ta biết số phận không thể tự làm chủ, không có tiếng nói của người nông dân Việt Nam thời kì trước cách mạng, và càng thấy rõ hơn về bộ mặt của chính quyền và lũ thực dân thơi bấy giờ.