Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Duy Nguyễn Trường Văn học lớp 9

Cảm nhận đoạn trích trong tác phẩm Làng: "Khoảng ba giờ chiều hôm ấy .... vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật…"

3
3 Câu trả lời
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    Truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người nông dân. Trong tác phẩm, nhân vật ông Hai được khắc họa rất chi tiết, sinh động với một tấm lòng yêu nước, yêu làng, yêu quê hương mình. Điều đó được thể hiện ở một đoạn trích ngắn với tình huống ông nghe được tin cải chính về làng Chợ Dầu.

    Ông Hai là một người nông dân yêu nước và có tấm lòng căm thù lũ giặc cướp nước sâu sắc. Ông cũng từng trực tiếp tham gia vào chiến dịch chống giặc ở chính ngôi làng của mình. Đến cả khi đi tản cư, ông cũng khoe với mọi người về ngôi làng yêu dấu, ngày ngày trông ngóng tin tức của làng mình. Ấy vậy mà khi nghe được tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông luôn sống trong sự mặc cảm, buồn tủi và cảm thấy nhục nhã. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Nhưng khi nghe tin đồn được cải chính, ông hạnh phúc, mừng rỡ như một đứa trẻ. Nét mặt buồn rầu, mệt mỏi trước đó đã biến mất và thay vào đấy là khuôn mặt tươi cười rạng rỡ hẳn ra. Ông còn ra ngoài mua bánh về chia cho các con, đi gặp mọi người và khoe tin cải chính. Nhất là cái tin nhà ông bị bọn Tây nó đốt, làng ông không phải làng Việt gian. Thật kì lạ là một người, trong hoàn cảnh mất đi ngôi nhà, mất đi của cải lại không hề đau buồn hay khổ sở, mà trái lại ông còn mang tin tức đi khoe, tay chân cứ múa lên. Bởi vì ông Hai coi đây chính là một minh chứng thiết thực và quan trọng cho tấm lòng yêu nước, sự hi sinh của dân làng Chợ Dầu đối với cách mạng, với đất nước. Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tâm trạng sung sướng mãnh liệt từ nhân vật đã thể hiện một cách cản động tinh thần hi sinh vì kháng chiến của ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung.

    Qua nhân vật ông Hai, ta có thể hiểu và cảm nhận thêm phần nào tấm lòng yêu nước, sự hi sinh cả về thể xác, tinh thần và vật chất của mỗi con người Việt Nam ta tròng thời chiến tranh. Qua tác phẩm, một lần nữa nhà văn Kim Lân đã bày tỏ niềm trân trọng của mình trước những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, đoàn kết.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 15/12/22
    • Đường tăng
      Đường tăng

      Dàn ý bài viết:

      1. Mở bài

      - Giới thiệu tác giả, tác phẩm,

      - Vấn đề: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính

      2. Thân bài:

      * Trước khi nghe tin cải chính:

      - Buồn, thất vọng

      * Khi nghe được tin cải chính:

      - Tâm trạng: sung sướng, hạnh phúc:

      + Nét mặt vừa buồn thui, chán nản, mệt mỏi trước đó bỗng tươi tỉnh và rạng rỡ hẳn.

      + Vui vẻ ra đường mua bánh về chia cho con.

      + Đi đây đó khỏe với những người ông gặp cái tin nhà bị Tây đốt bằng niềm hồ hởi như một đứa trẻ vừa được ai đó khen tặng.

      - Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

      + Tình huống truyện độc đáo, mở nút thắt.

      + Xây dựng tính cách nhân vật qua điệu bộ, cử chỉ, hành động.

      => Ông Hai là một người yêu làng, yêu cách mạng, đại diện cho vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến.

      3. Kết bài

      - Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật, giá trị nội dung đoạn trích.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 15/12/22
      • Thư Anh Lê
        Thư Anh Lê

        Bạn tham khảo thêm ở bài này nhé: https://vndoc.com/phan-tich-truyen-ngan-lang-cua-nha-van-kim-lan-87412

        0 Trả lời 15/12/22
        Tìm thêm: Làng - Kim Lân

        Văn học

        Xem thêm