Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Huy Trương Văn học

Bài văn viết về Tết

Cho tôi một bài văn viết về Tết hay nhất

 

 

3
3 Câu trả lời
  • Người Nhện
    Người Nhện

    Đất nước Việt Nam ta tự hào là mảnh đất nghìn năm văn hiến, nền văn hóa đậm chất tín ngưỡng phương Đông với nhiều phong tục tập quán trong mọi mặt đời sống. Phong tục của nước ta vô cùng đa dạng và phong phú, trở thành truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay và dường như đã trở thành luật tục ăn sâu vào nếp sống của con người, đặc biệt là những phong tục cổ truyền ngày Tết.

    Một trong những dịp lễ quan trọng bậc nhất trong năm của người Việt chính là Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết ta, Tết cổ truyền. Tết Việt Nam cũng giống như các nước Đông Á, tính vào khoảng thời gian đầu năm âm lịch, ngày đầu tiên của một năm theo lịch âm được gọi là mùng một Tết. Gắn liền với dịp lễ Tết là sự xuất hiện của những phong tục, phong tục cổ truyền ngày Tết bao gồm toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, mang tính ổn định thành nề nếp và được cộng đồng tiếp thu, thừa nhận, ông cha ta đã truyền bá từ đời này sang đời khác và thế hệ con cháu vẫn tiếp tục gìn giữ phát huy. Trong dịp Tết, có rất nhiều phong tục được diễn ra theo từng thời điểm khác nhau và ý nghĩa khác nhau. Trước hết đó là những phong tục cho thời điểm tất niên (cuối năm), phong tục cúng ông Công - ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, khi ấy mọi người sẽ dọn dẹp bếp của nhà mình và mua cá chép vàng đem thả để tiễn ông Công ông Táo về trời sau một năm. Bên cạnh đó còn có hoạt động gói bánh chưng, bánh tét, nhà nào cũng phải có nồi bánh chưng mới gọi là có không khí Tết, mọi người thường gói vào ngày gần Tết 28 - 30 tháng Chạp. Trên bàn thờ tổ tiên là một mâm ngũ quả được bày biện đẹp mắt đầy đủ, và thêm vào đó là mâm cơm cúng hết năm hay còn gọi là làm cơm tất niên, như là một bữa cơm chào tạm biệt một năm cũ. Năm mới là mọi thứ phải mới mẻ, tươi sáng vì vậy trước Tết sẽ có phong phục lau dọn nhà cửa, dù người ta có bận đến mấy ngày cuối năm cũng phải dọn nhà cho sạch sẽ để đón năm mới được bình an, may mắn hơn. Thời khắc giao thừa cũng có phong tục cúng giao thừa, thường mọi người sẽ bày một chiếc bàn nhỏ ra ngoài cửa hoặc ngoài sân với lọ hoa, đĩa quả và nén hương để cầu nguyện những ước muốn trong năm mới. Thời điểm tân niên (đầu năm) còn có nhiều phong tục đặc biệt như xông đất, chúc tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm. Việc chọn người xông đất là người đầu tiên bước vào cửa nhà bạn trong ngày đầu năm thường là người nhanh nhẹn, xởi lởi để năm mới được an yên, vui vẻ. Những lời chúc Tết thường là chúc nhau sức khỏe, tài lộc, bình an và hạnh phúc, những tờ tiền mới đựng trong bao lì xì đỏ để mừng tuổi cho con cháu, thêm một tuổi mới chăm ngoan học giỏi. Phong tục treo những câu đối đỏ trong nhà tượng trưng cho mong ước may mắn, phúc lộc và an khang. Việc duy trì những phong tục cổ truyền ngày Tết nói trên của người Việt không chỉ đơn giản theo thói quen, theo phong trào cộng đồng mà đó đã trở thành truyền thống văn hóa Việt, là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa để không bị mai một đi.

    Theo thời gian và sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, những phong tục của người Việt nói chung và phong tục ngày Tết nói riêng đã không ngừng biến đổi theo hoàn cảnh xã hội, có nhiều phong tục đã mất đi nhưng vẫn còn những phong tục đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu và không thể mất đi của người Việt Nam.

    0 Trả lời 23/03/23
  • Nguyễn Sumi
    Nguyễn Sumi

    Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nhắc đến những nét đẹp của một đất nước với bề dày văn hóa lịch sử ngàn năm văn hiến. Trong đó ẩm thực, hội họa và đặc biệt là nét đẹp về văn hóa lễ, hội được đông đảo cộng đồng thế giới biết đến. Một trong những nét đẹp đó phải kể đến là Tết cổ truyền (hay là Tết Nguyên đán) của người Việt ta.

    Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với phương Tây (theo đạo Thiên chúa giáo) thì Tết Nguyên đán cũng ý nghĩa như vậy đối với người Việt Nam. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, đều thể hiện ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào giữa tháng Hai dương lịch, hoặc sớm hơn là và cuối tháng Một. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1, 2, 3. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì mọi nhà thường bắt đầu chuẩn bị từ 23 tháng Chạp.

    Để đón một cái Tết lớn trong năm, mọi thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ. Sau 23 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Mỗi thành viên đều được phân công công việc của riêng mình.

    Mọi công việc chuẩn bị này có thể kéo dài đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch, đây là ngày cuối cùng của một năm, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cơm đoàn viên và được gọi là mâm cơm “tất niên”. Đây có lẽ là mâm cơm cầu kì nhất trong năm, nó thường có nhiều món cùng với việc trang trí đặc sắc hơn so với bữa ăn thường ngày.

    Món ăn đặc biệt không thể thiếu đó là thịt gà. Gà được chế biến sẵn rồi luộc cả con, để ráo nước để chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm. Một trong những công tác chuẩn bị quan trọng nhất cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường có năm quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm. Tùy vào các vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau.

    Bước sang thời khắc quan trọng nhất đó chính là ba ngày Tết. Mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là những ngày đầu năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm. Thông thường mọi người sẽ lì xì (mừng tuổi) cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường ngày với những tất bật, bộn bề.

    Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa của người dân. Đó là phong tục, tập quán của Việt Nam. Tết còn là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi yêu thương trở về. Tết mang ý nghĩa giúp cho con người ta xích lại gần nhau hơn, thêm yêu thương và gắn bó.

    Mỗi người dân Việt không ai là không yêu và mong chờ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.

    0 Trả lời 23/03/23
  • Pé Thỏ
    Pé Thỏ

    Xem thêm các bài văn khác tại https://vndoc.com/van-mau-lop-8-thuyet-minh-ve-ngay-tet-co-truyen-120131

    0 Trả lời 23/03/23

Văn học

Xem thêm