Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công chức tham nhũng bị xử lý thế nào?

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết Công chức tham nhũng bị xử lý thế nào?

Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng (PCTN) là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp, chế tài nghiêm khắc để xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về PCTN. Nhưng công chức tham nhũng thì bị xử phạt như thế nào? Trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tham nhũng, về các mức xử phạt khi công chức tham nhũng.

1. Thế nào là tham nhũng?

Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Tham khảo thêm: Tham nhũng là gì?

2. Xử lý công chức tham nhũng thế nào?

Một trong những nghĩa vụ của công chức là không được tham nhũng và với công chức là người đứng đầu nêu tại khoản 3 Điều 10 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì phải tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm nếu xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình.

Khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ:

Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

Theo quy định này, dù công chức đã nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác và giữ bất kỳ chức vụ nào thì khi phát hiện có hành vi tham nhũng đều bị xử lý nghiêm.

Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, công chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, nếu công chức tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì sẽ bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

Với công chức tham nhũng

Việc công chức tham nhũng bị xử lý kỷ luật như sau:

- Công chức bị Tòa án kết án về tội phạm tham nhũng: Đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực (theo khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức).

- Công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng: Không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (theo khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).

Ngoài ra, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu công chức có hành vi tham nhũng thì dựa vào tính chất của hành vi mà bị kỷ luật như sau:

- Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

- Cảnh cáo: Đã bị kỷ luật bằng khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

- Giáng chức: Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Cách chức: Đã bị giáng chức mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc; công chức tham nhũng có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

- Buộc thôi việc: Đã bị cách chức mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, tùy vào từng hành vi cùng mức độ (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng) để áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp công chức tham nhũng.

Với người đứng đầu cơ quan có công chức tham nhũng

Không chỉ công chức tham nhũng bị kỷ luật mà người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị do mình quản lý nếu để cơ quan mình có vụ, việc tham nhũng xảy ra thì có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.

Cụ thể, việc áp dụng các hình thức được nêu tại Điều 78 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:

- Khiển trách: Xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng - công chức tham nhũng chưa bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị xử lý hình sự bằng phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

- Cảnh cáo: Xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc có nhiều vụ tham nhũng ít nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà công chức tham nhũng bị phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm.

- Cách chức: Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng. Trong đó, vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là công chức bị phạt tù từ trên 07 năm - 15 năm; đặc biệt nghiêm trọng là bị phạt tù từ trên 15 năm - 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Công chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Bên cạnh kỷ luật, nếu hành vi tham nhũng vi phạm một trong các Tội nêu tại Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành sẽ phải nhận hình phạt cao nhất là tử hình:

- Tội tham ô tài sản nêu tại Điều 353 BLHS.

- Tội nhận hối lộ tại Điều 354 BLHS.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại Điều 355 BLHS.

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Điều 356 BLHS.

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ tại Điều 357 BLHS.

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358 BLHS.

- Tội giả mạo trong công tác tại Điều 359 BLHS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm