Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Danh từ chỉ vật là gì?

Danh từ chỉ vật là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Danh từ chỉ vật là gì?

Trả lời:

Danh từ chỉ sự vật là danh từ nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm, tên địa phương, tên địa danh,…

Ví dụ: Giáo viên, bác sĩ, học sinh, bút, thước, máy tính, Đà Nẵng, mưa, nắng, tác phẩm, xe đạp,…

1. Phân loại các danh từ chỉ sự vật là gì?

Danh từ chỉ sự vật được phân loại như sau:

- Danh từ chỉ người

Danh từ chỉ người là một phần của danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ người là chỉ tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp của một người.

- Danh từ chỉ đồ vật

Danh từ chỉ đồ vật là những vật thể được con người sử dụng trong cuộc sống. Ví dụ như bút, thước, sách, vở, cuốc, xẻng, gậy, máy tính,…

- Danh từ chỉ con vật

Danh từ chỉ con vật là những sinh vật tồn tại trên trái đất, muông thú. Ví dụ như con bò, con chó, con mèo, con chuột,…

- Danh từ chỉ hiện tượng

Danh từ chỉ hiện tượng là danh từ chỉ những sự vật xảy ra trong không gian và thời gian. Đó là các hiện tượng tự nhiên mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được, cảm nhận được bằng các giác quan.

Ví dụ danh từ chỉ hiện tượng là các hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… Và các hiện tượng xã hội như chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…

- Danh từ chỉ khái niệm

Danh từ chỉ khái niệm là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan như cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… Đây là loại danh từ không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể.

Cụ thể là nó biểu thị các khái niệm trừu tượng như đạo đức, khả năng, thái độ, ý thức, tinh thần,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức của con người, không cụ thể hóa được.

- Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, ta có thể chia danh từ chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Các danh từ này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là danh từ chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc, cục, mẩu, miếng, tấm, bức, tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Các danh từ này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,… Ví dụ như lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít, gang,…

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Chẳng hạn các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy, bó, những, nhóm,…

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Giây, phút, giờ, tuần, tháng, mùa vụ, buổi,…

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: Xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

2. Các chức năng chính của danh từ

Tuy được phân chia thành nhiều loại nhưng về cơ bản danh từ được sử dụng với mục đích gồm:

+ Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Ví dụ như 3 con gà trong số 3 bổ ngữ cho danh từ “con gà”.

+ Danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.

+ Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được.

+ Danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

3. Cách dùng danh từ trong câu

Trong một câu, danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần bổ ngữ.

+ Khi danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ.

Ví dụ: Bãi biển rất đẹp (“bãi biển” đứng đầu câu đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu).

+ Khi danh từ đóng vai trò là vị ngữ.

Khi đóng vai trò là vị ngữ, danh từ thường có từ “là” đứng trước.

Ví dụ : Cô ấy là bác sĩ. (trong câu này “bác sĩ” là danh từ đứng sau và có chức năng làm vị ngữ trong câu).

+ Danh từ đóng vai trò tân ngữ cho ngoại động từ.

Ví dụ : Anh ấy đang lái xe máy. (“một bức thư” là tân ngữ của động từ “lái”)

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Danh từ chỉ vật là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 2, Bài tập Tiếng Việt 2 Nâng cao, Soạn bài Tiếng Việt 2, Tập làm văn lớp 2 KNTT, Trắc nghiệm Tập đọc lớp 2, Giải VBT Tiếng Việt lớp 2 KNTT.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cục Đất
    Cục Đất

    🙀🙀🙀🙀

    Thích Phản hồi 11/07/22
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      ✋✋✋✋✋

      Thích Phản hồi 11/07/22
      • Gà Bông
        Gà Bông

        😋😋😋😋😋😋

        Thích Phản hồi 11/07/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Học tốt tiếng Việt lớp 2

        Xem thêm