Ví dụ về từ chỉ trạng thái
Ví dụ về từ chỉ trạng thái được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Ví dụ về từ chỉ trạng thái
Câu hỏi: Ví dụ về từ chỉ trạng thái
Trả lời
- “yêu, ghét, vui, buồn, lo,…” là những hoạt động diễn ra trong con người mà người khác không thấy được nếu ta không thể hiện ra bằng lời nói, nét mặt,…
- “rơi, sống, chết,…” là những hoạt động ta không tự kiểm soát được.
1. Từ chỉ trạng thái là gì?
- Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động không nhìn thấy ở bên ngoài (sự hướng vào bên trong), hoặc là những vận động ta không tự kiểm soát được.
2. Cách phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái
- Để phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động, ta chủ yếu dựa vào khái niệm để nhận dạng chúng. Tuy nhiên, cô Vân Anh cũng gợi ý một đặc điểm tiêu biểu khác biệt giữa hai loại từ này: Dù cùng chỉ sự vận động nhưng từ chỉ hoạt động dễ dàng nhận biết qua các giác quan (nghe thấy, nhìn thấy,…) còn từ chỉ trạng thái thường không cảm nhận được trực tiếp (không biểu hiện ra bên ngoài).
- Ví dụ:
+ “Một chú chim đang bay trên trời”
=> từ chỉ hoạt động ở đây là “bay”, ta có thể dễ dàng nhìn thấy một chú chim đang bay bằng mắt.
+ “Mẹ buồn vì Nga không chịu nghe lời”
=> từ chỉ trạng thái ở đây là “buồn”, ta không thể tự nhìn thấy hay biết mẹ đang buồn hay vui.
3. Từ chỉ sự vật
Khái niệm: Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:
- Con người và bộ phận của con người như: Tay, chân, đầu tóc, mắt, mũi,…
- Con vật và bộ phận của con vật: Chó, mèo, gà, vịt,…
- Cây cối và bộ phận của cây cối: Hoa hồng, hoa mai,…
- Đồ vật: Bảng, bàn ghế, sách, vở,…
- Những hiện tượng tự nhiên: Mưa, gió, nắng, sấm, chớp,…
- Các cảnh vật: Bầu trời, mặt đất, dòng sông,…
- Bài luyện tập: Cho các từ sau: Người, phượng vĩ, hổ, hòn đá, thác, cá, hoa Mai, cây cam, cha mẹ, cô dâu, chú rể, bàn, ghế, dê, hoa tai, cái kéo, thược dược, học sinh, rừng, cánh đồng. Hãy sắp xếp các từ trên vào các nhóm từ chỉ sự vật đã học?
- Dựa vào lý thuyết, chúng ta có các nhóm từ như sau:
+ Con người: Người, cha mẹ, cô dâu, chú rể, học sinh.
+ Con vật: Hổ, cá.
+ Cây cối: Phượng vĩ, hoa mai, cây cam, thược dược.
+ Đồ vật: Bàn, ghế, hoa tai, cái kéo.
+ Hiện tượng tự nhiên:
+ Cảnh vật: Hòn đá, thác, rừng, cánh đồng.
4. Từ chỉ đặc điểm
Khái niệm: Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:
- Con người và bộ phận của con người như: Tay, chân, đầu tóc, mắt, mũi,…
- Con vật và bộ phận của con vật: Chó, mèo, gà, vịt,…
- Cây cối và bộ phận của cây cối: Hoa hồng, hoa mai,…
- Đồ vật: Bảng, bàn ghế, sách, vở,…
- Những hiện tượng tự nhiên: Mưa, gió, nắng, sấm, chớp,…
- Các cảnh vật: Bầu trời, mặt đất, dòng sông,…
- Bài luyện tập: Cho các từ sau: Người, phượng vĩ, hổ, hòn đá, thác, cá, hoa Mai, cây cam, cha mẹ, cô dâu, chú rể, bàn, ghế, dê, hoa tai, cái kéo, thược dược, học sinh, rừng, cánh đồng. Hãy sắp xếp các từ trên vào các nhóm từ chỉ sự vật đã học?
- Dựa vào lý thuyết, chúng ta có các nhóm từ như sau:
+ Con người: Người, cha mẹ, cô dâu, chú rể, học sinh.
+ Con vật: Hổ, cá.
+ Cây cối: Phượng vĩ, hoa mai, cây cam, thược dược.
+ Đồ vật: Bàn, ghế, hoa tai, cái kéo.
+ Hiện tượng tự nhiên:
+ Cảnh vật: Hòn đá, thác, rừng, cánh đồng.
5. Từ chỉ hoạt động
Khái niệm: Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động của con người, con vật mà chúng ta có thể nhìn thấy được bên ngoài.
- Ví dụ các hoạt động: Chạy, nhảy, cười, nói,…
6. Bài tập
Câu 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:
a) Con trâu ăn cỏ.
b) Đàn bò uống nước dưới sông.
c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
Phương pháp giải:
Em hãy phân biệt từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu.
Lời giải chi tiết:
a) Con trâu ăn cỏ.
b) Đàn bò uống nước dưới sông.
c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
Câu 2: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)
"Con mèo, con mèo
…. theo con chuột
…. vuốt, …. nanh
Con chuột …. quanh
Luồn hang …. hốc".
Đồng dao
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ, quan sát hoạt động bắt chuột của chú mèo và điền từ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
"Con mèo, con mèo
Đuổi theo con chuột
Giơ vuốt, nhe nanh
Con chuột chạy quanh
Luồn hang luồn hốc"
Câu 3: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau:
a) Lớp em học tập tốt lao động tốt.
b) Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh.
c) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc diễn cảm từng câu và ngắt nhịp đúng để điền dấu phẩy.
Lời giải chi tiết:
a) Lớp em học tập tốt, lao động tốt.
b) Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.
c) Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Câu 4: Xác định các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau:
“Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi. Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con mổ bắt sâu dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội vàng chạy tới giúp vịt.”
Hướng dẫn đáp án:
Trong đoạn văn trên các từ chỉ trạng thái gồm có: vui vẻ, vội vàng
Từ chỉ hoạt động: gọi, chơi, rủ, bắt, mổ, bắt sâu, chạy.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Ví dụ về từ chỉ trạng thái. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 2, Bài tập Tiếng Việt 2 Nâng cao, Soạn bài Tiếng Việt 2, Tập làm văn lớp 2 KNTT, Trắc nghiệm Tập đọc lớp 2, Giải VBT Tiếng Việt lớp 2 KNTT.