Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ chỉ hoạt động là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Từ chỉ hoạt động là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ chỉ hoạt động là gì?

Trả lời:

Động từ chỉ hoạt động: là những từ chỉ sự vận động hướng ra phía bên ngoài, mình có thể nhìn thấy được.

Ví dụ: đi, nói, cười, khóc, hạ, viết…

1. Động từ là gì?

- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người hoặc vật. Ví dụ động từ chỉ hành động: đi, chạy, nhảy, bơi lội, động từ chỉ trạng thái: tồn tại, vui, buồn...

- Động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ:

+ Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Nó chạy)

+ Ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (Vd: Nam ghét cá)

2. Phân loại động từ

Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp. Ví dụ, xét về mặt thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, trước hết cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng, đó là:

- Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo.

- Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.

Sự phân biệt các loại động từ có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng. Các động từ biểu thị hoạt động vật lí có thể kết hợp với các từ biểu thị kết quả của hành động, hoạt động như: xong, rồi, nhưng phần lớn các động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí thường không thể kết hợp với các từ đó, hoặc chỉ có thể kết hợp rất hạn chế và sẽ cho một ý nghĩa khác. Ví dụ: Có thể nói: Tôi ăn xong rồi, nhưng không thể nói: Tôi tôn trọng xong rồi. Khi nói: “Tôi sợ anh rồi.” thì rồi mang một ý nghĩa khác: bắt đầu. (Sẽ nói rõ thêm ở chương sau)

Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ.

+ Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ: ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.

+ Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác, ví dụ: đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất.

Khi tạo ra lối nói bị động, ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ. Ví dụ: Họ đang đào đường → Đường đang bị họ đào.

- Chức vụ ngữ pháp chủ yếu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...

Ví dụ: - Có anh tính hay khoe của.

3. Bài tập về động từ Tiếng Việt

Bài tập 1: Xác định động từ trong những câu sau:

  1. Tôi trông em để bố mẹ đi làm
  2. Tôi làm bài tập mỗi tối
  3. Em trai tôi đang đọc truyện thiếu nhi
  4. Bố mẹ tôi đang nấu ăn
  5. Hôm nay, tôi đi học

Đáp án:

  1. trông
  2. làm
  3. đọc
  4. nấu
  5. đi

Bài tập 2: Xác định danh từ, động từ trong những câu sau:

  1. Ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng
  2. Gió bắt đầu thổi mạnh
  3. Lá cây rơi nhiều
  4. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc

Đáp án:

  1. Danh từ: ánh trăng trong xanh, động từ: tỏa
  2. Danh từ: gió, động từ: thổi
  3. Danh từ: lá cây, động từ: rơi
  4. Danh từ: mặt trăng, động từ: nhỏ lại, sáng

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ chỉ hoạt động là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 2, Bài tập Tiếng Việt 2 Nâng cao, Soạn bài Tiếng Việt 2, Tập làm văn lớp 2 KNTT, Trắc nghiệm Tập đọc lớp 2, Giải VBT Tiếng Việt lớp 2 KNTT.

Đánh giá bài viết
1 1.087
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    🤟🤟🤟🤟🤟

    Thích Phản hồi 14/07/22
    • Chuột nhắt
      Chuột nhắt

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 14/07/22
      • Lanh chanh
        Lanh chanh

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 14/07/22

        Học tốt tiếng Việt lớp 2

        Xem thêm