Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự vật là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Sự vật là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Sự vật là gì?

Trả lời:

Sự vật là những danh từ có khái niệm bao quát, nó có thể chỉ người, vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm khác nhau,… nhằm phản ánh tính chất, hình ảnh và mô phỏng cụ thể, chính xác chủ thể trông thấy một cách xác thực, rõ nét thông qua thực tế khách quan được sử dụng trong ngôn từ.

Ví dụ: Bút máy – đây là sự vật chỉ đồ dùng để sử dụng trong học tập, làm việc. Bút máy có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích mà mỗi người sẽ có nhu cầu lựa chọn sử dụng khác nhau.

1. Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật là một phần của hệ thống danh từ. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm, tên địa phương, tên địa danh….

Ví dụ như: Giáo viên, nghệ sĩ, học sinh, bút, thước, điện thoại, cây cối, cuộc biểu tình, mưa, nắng, tác phẩm, Hà Nội….

– Danh từ chỉ người. Danh từ chỉ người nằm trong một phần của danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ người là chỉ tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp của một người.

– Danh từ chỉ đồ vật. Danh từ chỉ đồ vật là những vật thể được con người sử dụng trong cuộc sống. Ví dụ như bút, thước, sách, vở, cuốc, xẻng, gậy, máy tính…

– Danh từ chỉ con vật. Chỉ muông thú, sinh vật tồn tại trên trái đất. Ví dụ như con trâu, con bò, con mèo, con chuột…

– Danh từ chỉ hiện tượng. Là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian, các hiện tượng tự nhiên mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất… Và các hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức…

– Danh từ chỉ khái niệm. Là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa…). Đây là loại danh từ không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn…

- Danh từ chỉ đơn vị

Hiểu theo nghĩa rộng thì danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Và căn cứ theo đặc trưng ngữ nghĩa vào phạm vi sử dụng thì có thể chia danh từ thành những đơn vị loại nhỏ như sau:

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Danh từ này chỉ rõ các loại sự vật, nên nó còn được gọi là danh từ chỉ loại. Đây là các từ cái, con, chiếc, mẩu, cục, ngôi, miếng, bức, tấm, tờ, hạt, cây, giọt,…

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Những danh từ này dùng để đo đếm, tính đếm các sự vật, chất liệu, vật liệu,… Chẳng hạn như cân, yến, lạng, tạ, mét, gang, lít sải,…

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại ở dạng tổ hợp, lập thể. Chẳng hạn như các từ nhóm, cặp, đàn, dãy, tụi,…

+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Phút, giây, giờ, tuần, tháng, buổi, mùa vụ,…

+ Danh từ chỉ đơn vị tổ chức, hành chính: thôn, xóm, huyện, xã, nhóm, nước, lớp, tô, tiểu đội, ban ngành, trường,…

2. Cách sử dụng các từ chỉ sự vật

Cách sử dụng các từ chỉ sự vật cũng khá đa dạng, cùng 1 sự vật và hiện tượng ta có nhiều cách nói và cách so sánh khác nhau.

VD: Ông mặt trời – Đây là miêu tả sự vật ta nhìn thấy một cách đơn giản nhất. Nhưng cũng là sự vật này, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân từng ví “Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà”. Và có rất nhiều cách nói và sử dụng để ám chỉ sự vật. Trong câu văn này thì ông mặt trời chính là từ để chỉ sự vật.

Sự vật là những thứ đơn giản ngay trong chính cuộc sống của chúng ta. Nhưng nếu để sự vật đứng yên mà không có tác động hành động bên ngoài và hoạt cảnh thì sự vật thực sự không có ý nghĩa.

3. Bài tập tìm hiểu về sự vật

Bài 1: Tìm những từ chỉ sự vật người, con vật, đồ vật, cây cối,,..

Trả lời:

+ Từ chỉ người là công nhân, bộ đội

+ Con vật là con voi, con trâu

+ Đồ vật là máy bay, ô tô

+ Cây cối là cây mía, cây dừa

Bài 2: Tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong bảng sau:

Bạn

sách

đi

đỏ

thân yêu

nhớ

bảng

nai

quý mến

viết

học trò

cá heo

thước kẻ

cô giáo

thầy giáo

dũng cảm

dài

chào

phượng vĩ

xanh

Trả lời: Từ chỉ sự vật là những từ: bạn, thầy giáo, cô giáo, học trò, cá heo, nai, sách, thước kẻ, bảng, phương vĩ.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Sự vật là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 2, Bài tập Tiếng Việt 2 Nâng cao, Soạn bài Tiếng Việt 2, Tập làm văn lớp 2 KNTT, Trắc nghiệm Tập đọc lớp 2, Giải VBT Tiếng Việt lớp 2 KNTT.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    😋😋😋😋😋😋

    Thích Phản hồi 13/07/22
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      🧐🧐🧐🧐🧐

      Thích Phản hồi 13/07/22
      • Minh Thong Nguyen ...
        Minh Thong Nguyen ...

        🤚🤚🤚🤚🤚

        Thích Phản hồi 13/07/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Học tốt tiếng Việt lớp 2

        Xem thêm