Đọc hiểu bài Cây đa quê hương
Đọc hiểu bài Cây đa quê hương được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đọc hiểu bài Cây đa quê hương
Đọc hiểu bài Cây đa quê hương - Đề số 1
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ – M1)
Bài văn tả cái gì?
- Tuổi thơ của tác giả.
- Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
- Tả cây đa.
- Tả quê hương của tác giả.
Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ - M1)
Trong các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa?
Lững thững - nặng nề
Yên lặng - ồn ào
Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ– M1)
Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về Đàn bò vàng đang gặm cỏ
Bầu trời xanh biếc Muôn hoa đang đua nở
Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0, 5 đ–M2)
Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
- Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
- Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
- Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
- Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5 đ – M2)
Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?
- Cành cây lớn hơn cột đình. □
- Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □
- Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □
- Đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. □
Câu 6: "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? (0,5 đ– M2)
Câu 7. Em thích câu văn nào nhất trong bài đọc trên? Vì sao? (1 đ -M3)
Câu 8. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (0,5 đ - M3)
Một hôm Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ
Câu 9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (1 đ -M4)
Đáp án:
Câu 1: C: (0,5 điểm)
Câu 2: S - Đ (0,5 điểm)
Câu 3: Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về (0,5 điểm)
Câu 4: B: (0,5 điểm)
Câu 5: C: (0,5 điểm)
Câu 6: Như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 7: Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân (1 điểm)
VD: Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Vì câu văn này làm cho em hình dung trong đầu 1 hình ảnh đẹp của những chiếc lá đa, tiếng gió vi vu, rồi còn ánh nắng xuyên qua những chiếc lá nữa.
Câu 8: Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ.(0,5 điểm)
Câu 9: Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, một vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam (1 điểm)
Đọc hiểu bài Cây đa quê hương - Đề số 2
Đọc bài: Cây đa quê hương (Sách TV 2, tập 2, Trang 93- 94)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1/ Bài văn tả cái gì? (M1 – 0.5)
- Tả tuổi thơ của tác giả
- Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
- Tả cây đa.
2/ Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? (M2 – 0.5)
- Cây đa nghìn năm.
- Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây.
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời ấu thơ của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây.
3/ Rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? (M1 – 0.5)
- Nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang.
- Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.
- Như những con rắn hổ mang giận dữ.
4/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 – 0.5)
- Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng.
- Đàn trâu lững thững ra về.
- Bóng sừng trâu dưới ánh chiều…..
- Tất cả đều đúng
5/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa: (M1 – 0.5)
- Lững thững – nặng nề
- Yên lặng – ồn ào
- Cổ kính – chót vót
6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” (M2- 0.5)
Bông cúc tỏa hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.
7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5)
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1)
Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang.
Câu hỏi: ……………………
9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào? (M4 – 1)
10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)
- Từ ngữ đó là:………………………
- Đặt câu: …………………
Đáp án
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
ĐÁP ÁN | C | C | B | D | B |
6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”(M2- 0.5)
Bông cúc tỏa hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.
7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5)
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1)
Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang.
Câu hỏi: Bố bạn Nga làm việc ở đâu?
9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?(M4 – 1)
- Qua bài văn em thấy tác giả yêu quê hương, yêu cây đa, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương.
10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)
- Từ ngữ đó là: Giản dị
- Đặt câu: Bác Hồ là người sống rất giản dị.
Đọc hiểu bài Cây đa quê hương - Đề số 3
Bài đọc
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
- Thời thơ ấu: lúc còn là trẻ con.
- Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.
- Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh.
- Li kì: lạ và hấp dẫn.
- Tưởng chừng: nghĩ như là, ngỡ là.
- Lững thững: (đi) chậm, từng bước một.
Câu 1. Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?
Hướng dẫn:
Em hãy đọc những câu đầu bài và tìm câu văn cho thấy cây đa đã sống rất lâu.
Trả lời:
Những từ ngữ, câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu đó là: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây.
Câu 2. Các bộ phận nào của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?
Hướng dẫn:
Em hãy đọc đoạn sau: Chín, mười đứa bé... con rắn hổ mang giận dữ và chỉ ra đặc điểm của từng bộ phận: thân, cành, ngọn, rễ.
Lời giải chi tiết:
Các bộ phận nào của cây đa được tả bằng những hình ảnh:
- Thân cây: được ví với một tòa cổ kính, chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
- Cành cây: lớn hơn cột đình.
- Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh.
- Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
Câu 3. Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ.
Hướng dẫn:
Em xem lại câu 2 để hoàn thành câu 3.
Lời giải chi tiết:
- Thân cây rất to.
- Cành cây rất lớn.
- Ngọn cây rất cao.
- Rễ cây quái lạ.
Câu 4. Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Hướng dẫn:
Em hãy đọc đoạn sau và nói lên cảnh đẹp của quê hương qua con mắt của tác giả: Chiều chiều,... đến hết.
Lời giải chi tiết:
Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả thấy : lúa vàng gợn sóng, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng.
Nội dung
Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó thể hiện tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa và quê hương của ông.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đọc hiểu bài Cây đa quê hương. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 2, Bài tập Tiếng Việt 2 Nâng cao, Soạn bài Tiếng Việt 2, Tập làm văn lớp 2 KNTT, Trắc nghiệm Tập đọc lớp 2, Giải VBT Tiếng Việt lớp 2 KNTT.