Đáp án tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Dưới đây là Đáp án cuộc thi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Cuộc thi nhằm chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), 78 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2023). Qua đó, bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ôn lại những truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng tham khảo chi tiết Đáp án cuộc thi tìm hiểu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhé.

1. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu “Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng” phần trắc nghiệm

Phần I. TRẮC NGHIỆM:

10 điểm

1. Ngày 20 tháng 8 năm 2023, kỷ niệm lần thứ bao nhiêu Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng?

a. 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

b. 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

c. 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức ThắngĐáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. 140 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

2. Bác Tôn tổ chức và lãnh đạo Công hội bí mật Sài Gòn - Chợ Lớn năm nào?

a. 1919

b. 1920Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

c. 1921

d. 1922

3. Công hội bí mật do Bác Tôn tổ chức và lãnh đạo hình thành những cơ sở đầu tiên ở đâu?

a. Cảng Sài Gòn, nhà thương Chợ Quán, Bưu điện Sài Gòn.

b. Xưởng Ba Son, nhà máy đèn Chợ Quán, Xưởng Faci.Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

c. Hãng rượu Bình Tây, hãng nhuộm Chợ Lớn, hãng Kroff

d. Trường Bách Nghệ (Bá Nghệ), nhà thương Chợ Rầy, Sở Kiến trúc cầu đường.

4. Thành phố Hồ Chí Minh có ngôi đình liên quan đến hoạt động của Bác Tôn, đó là ngôi đình nào?

a. Bình Trị Đông

b. Bình Tiên

c. Bình ĐôngĐáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. Bình Tây

5. Bác Tôn tham gia tổ chức Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng vào năm nào?

a. 1925

b. 1926

c. 1927Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. 1928

6. Nơi nào ở Côn Đảo đã làm nổi bật tính cách của Bác Tôn:

a. Banh 1Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

b. Hầm xay lúa

c. Sở lưới

d. Cầu tàu 914

7. Bác Tôn cùng đoàn chính trị phạm từ Côn Đảo về đến đất liền đúng vào dịp:

a. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945

b. Nam Bộ kháng chiến ngày 23-9-1945Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

c. Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga 07-11-1945

d. Cả ba đều sai

8. Bác Tôn tham gia Xứ ủy Nam Bộ thời gian nào?

a. Tháng 10-1945Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

b. Tháng 11-1945

c. Tháng 12-1945

d. Tháng 1-1946

9. Bác Tôn là đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946 của khu vực:

a. Long Xuyên - Sa Đéc

b. Long An - Mỹ Tho

c. Sài Gòn - Chợ LớnĐáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. Sài Gòn - Gia Định

10. Bác Tôn được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng vào thời gian nào?

a. Tháng 01-1946

b. Tháng 01-1947

c. Tháng 01-1948Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. Tháng 01-1949

11. Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt vào năm nào?

a. 1949

b. 1950

c. 1951Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. 1952

12. “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân...”. Câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trong sự kiện nào sau đây:

a. Nhân dịp mừng thọ Bác Tôn 80 tuổi và được trao tặng Huân chương Sao Vàng.

b. Nhân dịp chúc mừng Bác Tôn thọ 70 tuổi và được trao tặng Huân chương Sao VàngĐáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

c. Nhân dịp mừng thọ Bác Tôn 65 tuổi và được trao tặng Huân chương Sao Vàng

d. Nhân dịp Bác Tôn được bầu làm Phó Chủ tịch nước

13. Chức vụ Bác Tôn đảm trách lâu nhất trong cuộc đời mình là:

a. Chủ tịch NướcĐáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

b. Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

c. Chủ tịch Quốc hội

d. Chủ tịch Công đoàn

Chức vụ Chủ tịch nước Bác tôn đảm trách từ ngày 22/9/1969 đến khi mất là khoảng 11 năm.

14. Bác Tôn được bầu vào chức danh ủy viên Hội đồng Hòa bình thế giới, trong Đại hội hòa bình thế giới được tổ chức ở đâu?

a. Liên Xô

b. Ba Lan

c. Đức

d. Phần LanĐáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

15. Bác Tôn là người Việt Nam đầu tiên được nhận Huân chương Lê nin vào thời gian nào?

a. Tháng 12-1955

b. Tháng 8-1958

c. Tháng 7-1960

d. Tháng 11-1967Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

16. “Càng già, chí khí càng dai

Chổng Mỹ, cứu nước ít ai hơn già”.

Hai câu thơ trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói vào dịp nào?

a. Ngày 20/8/1968, nhân dịp lễ mừng thọ 80 tuổi của Bác TônĐáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

b. Ngày 20/8/1958, nhân dịp lễ mừng thọ 70 tuổi của Bác Tôn

c. Ngày 20/8/1963, nhân dịp lễ mừng thọ 65 tuổi của Bác Tôn

d. Ngày 20/8/1958, nhân dịp tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho Bác Tôn.

17. Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày, tháng, năm nào?

a. 15/9/1969

b. 20/9/1969

c. 23/9/1969Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. 25/9/1969

18. Lễ giỗ Bác Tôn hàng năm được tỉnh An Giang tổ chức theo nghi thức truyền thống vào ngày nào?

a. 10-2 âm lịch

b. 12-2 âm lịch

c. 14-2 âm lịchĐáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. 16-2 âm lịch

19. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được xếp hạng Quốc gia đặc biệt vào ngày, tháng, năm nào?

a. 10-5-2012Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

b. 17-7-2012

c. 20-8-2012

d. 20-8-2013

20. Hiện vật nào ở Khu lưu niệm Mỹ Hòa Hưng gắn liền với sự kiện Bác Tôn vào miền Nam dự lễ mừng chiến thắng ngày 15/5/1975?

a. Chiếc xe Peguet 404

b. Chiếc ca nô

c. Chiếc máy bay Iak40Đáp án cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 2023

d. Chiếc tàu Giang cảnh

2. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu “Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng” phần tự luận

10 điểm

Trong phần thi này, thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau, bài viết tối thiểu 1.000 từ và tối đa 2.000 từ.

Câu 1. Sự kiện nào trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn làm bạn tâm đắc nhất. Vì sao?

Câu trả lời:

1. Những sự kiện nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, thuộc làng An Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sinh ra và lớn lên trong truyền thống yêu nước, nhân ái của gia đình, quê hương và dân tộc, từ thuở niên thiếu, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tận mắt chứng kiến những tội ác dã man của thực dân Pháp xâm lược đối với nhân dân ta. Các phong trào yêu nước do Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân… lãnh đạo nhân dân Nam Bộ vùng lên khởi nghĩa, chống áp bức, bóc lột đã khơi dậy lòng yêu nước, thương dân, nỗi đau của người dân mất nước trong tâm tư, tình cảm của đồng chí Tôn Đức Thắng. Đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào yêu nước chống thực dân Pháp.

Những năm tháng tuổi trẻ bôn ba ở nước ngoài, hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn Pháp, Đồng chí đã tham gia cuộc nổi dậy của Hải quân Pháp ở Biển Đen, ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, góp phần bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Trở về nước năm 1920, với lòng yêu nước nhiệt thành, đồng chí Tôn Đức Thắng đã kết hợp kinh nghiệm hoạt động của phong trào công nhân, công đoàn Pháp với phong trào yêu nước, phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp anh em công nhân cùng chí hướng thành lập Công hội bí mật – tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Công hội do Đồng chí lãnh đạo đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, bãi công, lãn công, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925), đánh dấu bước phát triển mới về tinh thần đoàn kết và tính tổ chức của giai cấp công nhân nước ta.

Năm 1927, tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập, bắt đầu hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin ở Nam Bộ. Đồng chí Tôn Đức Thắng gia nhập tổ chức này và giữ trọng trách Ủy viên Kỳ bộ Nam Bộ, Bí thư Thành bộ Sài Gòn – Chợ Lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đồng chí, phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn phát triển mạnh mẽ.

Năm 1929, đồng chí Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt và kết án 20 năm tù khổ sai. Gần 17 năm bị giam cầm trong nhà tù thực dân ở Khám Lớn Sài Gòn và Côn Đảo, phải chịu cực hình tra tấn dã man của kẻ thù, Đồng chí luôn giữ vững khí tiết kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng, là một trong những người thành lập Hội những người tù đỏ và sáng lập chi bộ Đảng đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo, làm hạt nhân lãnh đạo, tạo sức mạnh chống chế độ lao tù tàn bạo, đấu tranh bảo vệ Đảng, biến lao tù thực dân, đế quốc thành trường học của những người cộng sản.

Cách mạng Tháng Tám thành công, từ lao tù trở về, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, được phân công tham gia Xứ ủy Nam Bộ và sau đó được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao đảm nhiệm các trọng trách: Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội (tháng 3/1946), Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt, tháng 5/1946), Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội (tháng 11/1946), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 4/1947), Trưởng ban Trung ương vận động thi đua ái quốc (tháng 1/1948), Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội (năm 1948), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1948), Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (tháng 3/1951), Trưởng ban Thường trực Quốc hội (tháng 9/1955), Ủy viên Hội đồng Hòa bình thế giới (tháng 7/1955), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 9/1955), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 7/1960), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9/1969)… Ở bất cứ cương vị nào, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường, lòng trung thành, tận tụy, đạo đức cách mạng trong sáng, tích cực góp phần cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp các lực lượng yêu nước, khơi dậy sức mạnh toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Tôn Đức Thắng là “đại thụ” trong rừng cây đại đoàn kết toàn dân tộc, tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, Bác Tôn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người”

2. Sự kiện tâm đắc nhất trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn

Với mình, sự kiện trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn khiến mình tâm đắc nhất là việc vừa từ lao tù trở về, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sau 17 năm bị giam cầm với đủ trò tra tấn dã man của bọn thực dân, tình yêu nước, kiên trung của Bác Tôn vẫn không thay đổi. Đây là điều hết sức đáng quý mà không phải ai cũng có thể làm được. Để thực hiện được điều này, Bác Tôn phải có lòng yêu nước hết sức cháy bỏng cùng ý chí sắt đá.

Những trò tra tấn hèn hạ có thể khoét da khoét thịt người đồng chí cách mạng nhưng không thể làm lung lay ý chí của họ. Đây cũng là một trong những điều khiến bọn xâm lược phải e sợ Việt Nam, cũng là một trong những yếu tố quan trọng đưa cuộc kháng chiến của nước nhà từ thành công này đến thành công khác.

>> Xem chi tiết: Sự kiện nào trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn làm bạn tâm đắc nhất. Vì sao?

Câu 2. Bạn cảm nhận như thế nào về những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng? Phẩm chất đó được bạn áp dụng vào cuộc sống hiện nay như thế nào?

Câu trả lời:

Khi tìm hiểu về những phẩm chất cao quý của chủ tịch Tôn Đức Thắng, trước hết, trào dâng trong mỗi người là sự kính phục. Cần, kiệm, liêm, chính – là phẩm chất cũng là cốt cách của người làm cách mạng nói tuy dễ nhưng để thực hiện được lại là cả một khó khăn. Đứng trước những thách thức, cám dỗ trên cương vị lớn nhưng Bác Tôn vẫn giữ nguyên cái đạo làm người cán bộ. Trong suốt 70 năm hoạt động cách mạng, chưa một giây phút nào Bác Tôn quên đi kim chỉ nam trong lòng mình, trở thành một tấm gương sáng cho những người khác soi vào đó để học tập, chỉnh đốn mình.

Đồng thời chúng ta cũng thấy biết ơn vô cùng những phẩm chất ấy của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, bởi vì có nó mới tạo nên một con người vĩ đại từ trong những điều bình thường. Chính con người bình thường một cách vĩ đại đã đóng góp phần công sức không hề nhỏ cho cuộc cách mạng nước nhà.

Phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được bạn áp dụng vào cuộc sống hiện nay như thế nào?

Tôn Đức Thắng là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam với nhiều phẩm chất cao quý như chính trực, sáng suốt, can đảm, kiên cường, vững vàng, trung thực, tận tâm với đất nước và nhân dân. Để áp dụng những phẩm chất này vào cuộc sống hiện tại, tôi có thể thực hiện những hành động sau:

1. Giữ sự chính trực trong hành động: Tôi luôn cố gắng đối xử với người khác một cách công bằng và không bao giờ lừa dối hay gian lận trong công việc.

2. Áp dụng sự sáng suốt và can đảm: Tôi luôn luôn suy nghĩ trước khi ra quyết định và không bao giờ sợ khó khăn hay thách thức. Tôi cũng dám đương đầu với những khó khăn để đạt được mục tiêu của mình.

3. Cố gắng kiên cường và vững vàng: Tôi luôn cố gắng vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống, không bao giờ từ bỏ trước những khó khăn.

4. Luôn trung thực và tận tâm với công việc: Tôi luôn làm việc với trách nhiệm và tận tâm để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc của mình.

5. Tôn trọng và yêu quý đất nước và nhân dân: Tôi luôn tự hào về đất nước và dân tộc của mình và cố gắng đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua hành động và lời nói của mình.

Đây là những ứng dụng cần thiết để người cán bộ trở thành của dân, do dân, vì dân.

>> Xem chi tiết: Bạn cảm nhận như thế nào về những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng? Phẩm chất đó được bạn áp dụng vào cuộc sống hiện nay như thế nào?

3. Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng

- Đối tượng dự thi là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh An Giang.

- Thời gian dự thi nộp bài là từ 5/4/2023 đến 30/6/2023

- Bài dự thi sẽ bao gồm câu trắc nghiệm và tự luận, người dự thi phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại trực tiếp lên trang bìa bài thì. Bài tự luận yêu cầu tối thiểu 1000 từ đến tối đa 2000 từ. Bài thi không được sao chép, copy và chưa được xuất hiện trên các trang báo điện tử.

- Thí sinh dự thi làm bài và gửi về nơi nhận tại địa chỉ: Thư viên tỉnh An Giang, số 16 đường Lê Triệu Kiết, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, An Giang.

Thí sinh tham gia cuộc thi lưu ý nộp bài thi về trước thời gian nêu trên theo dấu bưu điện.

- Giải thưởng sẽ bao gồm giải cá nhân và giải tập thể:

  • Giải cá nhân với 33 giải: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba, 24 giải khuyến khích, 1 giải tự luận hay nhất;
  • Giải tập thể bao gồm 4 giải: Cơ quan có số lượng người tham gia nhiều nhất; Cơ quan trường học có nhiều cá nhân đạt giải nhất (giải nhất, giải nhì, giải ba)

...............

Trên đây là Đáp án tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích đối với các bạn.

Đánh giá bài viết
2 1.429
Sắp xếp theo

    Bài thu hoạch

    Xem thêm