Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 12 năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội

1
1
Trường THPT Yên Hoà
Tổ Hóa Sinh
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN SINH HỌC 12
Phần 1. Lý thuyết
Phạm vi nội dung ôn tập: từ bài 1 đến hết toàn bộ phần di truyền học SGK Sinh học lớp 12 trong đó :
- Giới hạn thi giữa kỳ: Từ Bài 1 đền hết Chuyên đề Biến dị (Gồm các bài 1,2,3,4,5,6,7,13)
- Giới hạn thi Học kỳ I: Toàn bộ chương qui luật di truyền, di truyền quần thể, di truyền chọn giống, di
truyền học người
Câu hỏi gợi ý:
1. Cấu trúc chung của gen? Phân biệt gen nhân thực với gen nhân sơ? Đặc điểm của mã di truyền?
2. Cơ chế và ý nghĩa của các quá trình: tái bản AND, phiên mã, dịch mã, điều hoà hoạt động của gen.
3. Chuyên đề “Biến dị” gồm:
- Biến dị di truyền : Đột biến: Các dạng, cơ chế và hậu quả của đột biến gen và đột biến NST.
- Biến dị không di truyền: Thường biến
4. Các quy luật di truyền: Nội dung, tỷ lệ chung, cách nhận biết từng quy luật (quy luật phân li, quy
luật phân li độc lập, quy luật tương tác gen không alen, liên kết và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di
truyền ngoài nhân), ý nghĩa của các quy luật di truyền.
5. Phương pháp xác định nhóm gen liên kết, tần số hoán vị gen.
6. Các phép lai để xác định quy luật di truyền: Lai thuận nghịch, lai phân tích.
7. Nguyên tắc áp dụng quy luật nhân xác suất trong giải các bài toán quy luật di truyền.
8. Các đặc trưng di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.
9. Khái niệm về tần số tương đối của các alen và tần số kiểu gen. Xác định cấu trúc di truyền của quần
thể tự phối sau n thế hệ, của quần thể giao phối ngẫu nhiên.
10. Nội dung định luật Hardy-Weiberg , điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật.
11. Mô tả đặc điểm một số bệnh di truyền ở người. Nêu phương pháp phòng và chữa các bệnh di truyền
ở người.
12. Nêu được các phương pháp ứng dụng di truyền trong chọn, tạo giống
PHẦN 2 – BÀI TẬP
Học sinh ôn lại các dạng bài tập trong SGK sau c bài học bài ôn tập chương. Tham khảo các bài tập
trong sách bài tập sinh học lớp 12.
Một số dạng bài tập minh hoạ:
Dạng 1: Xác định chiều dài của gen bình thường và gen sau đột biến khi biết số lượng của từng loại Nu và
dạng đột biến.
Dạng 2: Xác định số NST trong các thể dị bội khi biết bộ NST 2n của loài. Xác định cơ chế hình thành các
thể đột biến đó.
Dạng 3: Vận dụng thành thạo bảng công thức của Menden, công thức nhân xác suất để tinh số giao tử, số
kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (không cần viết sơ đồ lai).
Dạng 4: Cho biết tỷ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con của các phép lai, tìm kiểu gen của bố mẹ và xác
định quy luật di truyền chi phối.
Dạng 5. Cho kiểu gen hoặc kiểu hình của bố mẹ trong các phép lai, biện luận và viết sơ đồ lai.
Dạng 6: Xác định tần số tương đối của các alen, tần số KG trong quần thể tự phối, trong quần thể ngẫu
phối. Xác định cấu trúc di truyền và trạng thái cân bằng của quần thể?
Dạng 7. Phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HOẠ
I – AND, ARN – CƠ CHẾ TỰ SAO VÀ SAO MÃ:
Câu 1. Intrôn là gì?
A. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã
B. Đoạn gen không có khả năng phiên mã và dịch mã
C. Đoạn gen mã hoá các axit amin
D. Đoạn gen chứa trình tự nu- đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen
Câu 2. Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các axit amin?
A. 60 B. 61 C. 63 D. 64
Câu 3. ADN-Polimeraza có vai trò gì ?
2
2
A. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới
B. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 5
,
3
,
C. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3
,
5
,
D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới
Câu 4 . Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là:
A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất B. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất
C. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào D. Kì đầu của phân bào – Trong nhân tế bào
Câu 5. Một gen chiều dài 5100 A
o
có số nu loại A = 2/3 một loại nu- khác tái bản liên tiếp 4 lần.Số nu-
mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là:
A. A = T = 9000 ; G = X = 13500 B. A = T = 2400 ; G = X = 3600
C. A = T = 9600 ; G = X = 14400 D. A = T = 18000 ; G = X = 27000
Câu 6. Một ADN có 3.000 nu- tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nu- tự do ở môi
trường nội bào?
A. 24.000nu- B. 21.000 nu- C. 12.000 nu- D. 9.000 nu-
Câu 7. sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia
tổng hợp gián đoạn?
A. Do 2 mạch khuôn cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều nhất
định
B. Sự liên kết các nu- trên 2mạch diễn ra không đồng thời
C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau
D. Do trên 2 mạch khuôn có 2 loại en zim khác nhau xúc tác
Câu 8. Quá trình nhân đôi của ADN diển ra ở:
A. Tế bào chất B. Ri bô xôm C. Ty thể D. Nhân tế bào
Câu 9. Trong điều hoà hoạt động Opêron Lac khi môi trường không Lactôzơ, phát biểu nào sau đây là
không đúng?
A. Vùng mã hoá tổng hợp Prôtêin ức chế B. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành
C. Quá trình phiên mã bị ngăn cản D. Quá trình dịch mã không thể tiến hành được
Câu 10. Một đoạn ADN chiều dài 81600A
0
thực hiện nhân đôi đồng thời 6 đơn vị khác nhau.biết
chiều dài mỗi đoạn okazaki =1000 nu.Số đoạn ARN mồi là:
A. 48 B. 46 C. 36 D. 24
Câu 11. Quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN - pôlimeraza có vai trò
A. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
C. tháo xoắn phân tử ADN,
D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.
Câu 12. Mã di truyền có tính thoái hóa là do :
A. Số loại axitamin nhiều hơn số bộ ba mã hóa B. Số bộ ba mã hóa nhiều hơn số loại axitamin
C. Số axitamin nhiều hơn số loại nu D. Số bộ ba nhiều hơn số loại nu
Câu 13. Trong quá trình nhân đôi, enzim AND polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN.
A. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’. B. Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
C. Theo chiều từ 5’ đến 3’mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia. D. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
Câu 14. Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tAND hình thành theo
chiều :
A.Cùng chiều với mạch khuôn. B. 3’ đến 5’.
C. 5’ đến 3’. D. Cùng chiều với chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 15. Một gen có chiều dài 4080A
0
và có hiệu số % A với một loại nu khác = 10%.
a) Số nu mỗi loại và số liên kết H của gen:
A. A=T= 480 ; G=X = 720 B. A=T= 720 ; G=X = 480
C. A=T= 600 ; G=X = 900 D. A=T= 900 ; G=X = 600
b) Số nu mỗi loại môi trường cung cấp nếu gen tự nhân đôi 4 lần:
A. A=T= 2880 ; G=X = 1920 B. A=T= 1920 ; G=X = 2880
C. A=T= 11520 ; G=X = 7680 D. A=T= 10800; G=X = 7200
Câu 16. Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì?
A. AUX B. TAX C. AUG D. UAX
Câu 17. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã?
A. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào
B. Quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3
,
của mạch gốc ADN
3
3
C. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay
D. Các nu- liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T ;G-X
Câu 18. Trong quá trình phiên mã, enzim ARNpôlimerraza có vai trò gì gì ?
1 : xúc tác tách 2 mạch gen 2 : xúc tác bổ sung các nu- vào liên kết với mạch khuôn
3 : nối các đoạn ôkazaki lại với nhau 4 : xúc tác quá trình hoàn thiện mARN
Phương án trả lời đúng là :
A. 1 ; 2 ; 3 B. 1 ; 2 ; 4 C. 1 ; 2 ; 3 ; 4 D. 1 ; 2
Câu 19. Thứ tự chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là :
A. 5
,
→3
,
và 5
,
→3
,
B. 3
,
→3
,
và 3
,
→3
,
C.5
,
→3
,
và 3
,
→5
,
D. 3
,
→5
,
và 5
,
→3
,
Câu 20. Kết quả của giai đoạn hoạt hóa các axitamin là :
A. Tạo phức hợp aa-ATP B. Tạo phức hợp aa-tARN
C. Tạo phức hợp aa-tARN-Ribôxôm D. Tạo phức hợp aa-tARN-mARN
Câu 21. Anticôdon có nhiệm vụ :
A. Xúc tác liên kết axitamin với tARN
B. Xúc tác vận chuyển axitamin đến nơi tổng hợp
C. Xúc tác hình thành liên kết peptit
D. Nhận biết côdon đặc hiệu trên mARN nhờ liên kết bổ sung trong quá trình tổng hợp pr
Câu 22. Một phân tử mARN i 1,02.10
-3
mm điều khiển tổng hợp prôtêin.Quá trình dịch 5
ribôxôm cùng trượt 3 lần trên mARN.Tổng số axitamin môi trường cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp
là :
A. 7500 B. 7485 C. 15000 D. 14985
Câu 23. Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm của điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân thực?
A. Cơ chế điều hòa phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
B. Phần lớn của ADN là được mã hóa thông tin di truyền.
C. Phần ADN không mã hóa thì đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
D. Có nhiều mức điều hòa ,qua nhiều giai đoạn :từ NST tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã.
Câu 24. Các bộ ba nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. AUG, UAA B. AUG, UGG C. UAG, UAA D. UAG, UGA
II - PHẦN ĐỘT BIẾN
Câu 1/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen ?
A. Đột biến xôma được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.
B. Đột biến tiền phôi thường biểu hiện ra kiểu hình khi bị đột biến.
C. Đột biến giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
D. Đột biến ma chỉ thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng nếu gen lặn sẽ không biểu hiện ra
kiểu hình.
Câu 2/ Hoá chất 5-BrômUraxin làm biến đổi cặp nu- nào sau đây?
A. A-T → G-X B. T-A → G-X C. G-X → A-T D. G-X → T-A
Câu 3/ Xét cùng một gen,trường hợp đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp
còn lại?
A. Mất một cặp nu- ở vị trí số 15 B. Thêm một cặp nu- ở vị trí số 6
C. Thay một cặp nu- ở vị trí số 5 D. Thay một cặp nu- ở vị trí số 30
Câu 4/ Đột biến gen có thể xảy ra ở đâu?
A. Trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
B. Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng
C. Trong giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
D. Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
Câu 5/ Đột biến điểm là đột biến:
A. Liên quan đến một gen trên nhiễm sắc thể B. Liên quan đến một cặp nu- trên gen
C. Xảy ra ở đồng thời nhiều điểm trên gen D. Ít gây hậu quả nghiêm trọng
Câu 6/ Thể đột biến
A. cá thể mang đồng thời nhiều đột biến B. cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình
C. quần thể có nhiều cá thể mang đột biến D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Câu 7/ Đột biến gen là :
A. Sự biến đổi tạo ra những alen mới. B. Sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
C. Sự biến đổi một hay một số cặp nu- trong gen. D. Sự biến đổi một cặp nu- trong gen.
Câu 8/ Xử lí ADN bằng chất acridin có thể gây biến đổi gì ?

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 12 năm 2018 - 2019

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 12 năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội. Nội dung tài liệu được tổng hợp chi tiết và chính xác. Hy vọng qua bộ tài liệu các bạn sẽ giải Hóa 12 một cách tốt nhất.

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 12 năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Đề cương gồm có 3 phần. Phần 1 lý thuyết ôn tập, phần 1 là bài tập ôn tập, phần 3 là một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo, tổng hợp toàn bộ kiến thức của môn Sinh học lớp 12 trong học kì 1. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

---------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 12

    Xem thêm