Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 huyện Bình Giang, Hải Dương

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 huyện Bình Giang, Hải Dương là đề thi lớp 8 môn Văn được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là đề kiểm tra chất lượng môn Văn 8 trong học kì I, có đáp án đi kèm. Các bạn học sinh có thể tham khảo, luyện đề nhằm ôn tập và củng cố kiến thức. Chúc các bạn học tốt.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2014 - 2015 trường THCS Lộc Hạ, Nam Định

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ

PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Nói quá là gì? Em hãy nêu tác dụng của nói quá?

b) Chỉ ra biện pháp nói quá trong bài ca dao sau và phân tích tác dụng:

Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 2 (3,0 điểm).

a) Chép theo trí nhớ bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn", cho biết tác giả của bài thơ?

b) Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

c) Viết một đoạn văn ngắn nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn"

Câu 3 (5,0 điểm).

Thuyết minh về một loại đồ dùng học tập của em (bút máy, bút bi, cặp sách, bàn học, đèn học...)

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Câu 1 (2 điểm)

a. Khái niệm: Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

Tác dụng của nói quá: để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.

b. Biện pháp nói quá có trong bài ca dao trên:

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Tác dụng:

  • Phóng đại mức độ, tính chất của sự việc nhằm mục đích nhấn mạnh sự vất vả, khó nhọc của người nông dân trong việc sản xuất để làm ra hạt gạo.
  • Qua đó nhắc nhở mỗi chúng ta khi được thừa hưởng thành quả lao động của người khác, cần phải biết trân trọng giá trị lao động, nhớ ơn, biết ơn đến những người làm ra thành quả mà ta hưởng thụ.

* Lưu ý: HS phải trình bày thành đoạn văn, nếu không viết thành đoạn văn thì trừ 0,25 điểm

Câu 2 (3 điểm)

a. Chép lại chính xác bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" (như SGK Ngữ Văn 8, tập 1, trang 148,149)

Lưu ý: Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm

Tác giả: Phan Châu Trinh
b. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được tác giả viết trong những ngày đầu bị đày ra Côn Lôn - tức Côn Đảo - nơi thực dân Pháp lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước và cách mạng

c. Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ.

Về nội dung: Nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn":

  • Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; bút pháp lãng mạn; giọng điệu hào hùng; thủ pháp đối lập, khoa trương...
  • Nội dung: Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

(HS có thế diễn đạt theo những cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa. GV cần căn cứ vào thang điểm từng phần để chấm cho phù hợp)

Câu 3 (5 điểm)

I. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Làm đúng kiểu bài: thuyết minh về một đồ vật
  • Đối tượng biểu cảm: thuyết minh về một thứ đồ dùng học tập (Học sinh chỉ chọn một loại đồ dùng học tập để thuyết minh, có thể chọn: bút máy, bút bi, cặp sách, bàn học, đèn học, thước kẻ, compa, hộp bút...)
  • Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần, bố cục mạch lạc.
  • Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh và một số phương thức biểu đạt để làm nổi bật đặc điển của đối tượng thuyết minh.
  • Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
  • Trình bày sạch đẹp.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

a. Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập và sự gắn bó của em với đồ dùng học tập đó.

b. Thân bài:

  • Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng học tập
  • Trình bày đặc điểm, cấu tạo của đồ dùng học tập
  • Trình bày công dụng của đồ dùng học tập
  • Cách sử dụng và bảo quản...

c. Kết bài:

  • Nhấn mạnh tầm quan trong của đồ dùng học tập đó trong cuộc sống nói chung và với em nói riêng. Bộc lộ tình cảm của người viết đồ dùng học tập đó.

* Biểu điểm cụ thế:

  • Điểm 5: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, có sự sáng tạo.
  • Điểm 3 – 4: Bài viết đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên, có vận dụng các phương pháp thuyết minh, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt nhưng không nhiều.
  • Điểm 2 – 2,5: Đảm bảo yêu cầu về thể loại và bố cục, nội dung còn thiếu nhiều, chưa biết vận dụng các phương pháp thuyết minh, sắp xếp ý chưa thật hợp lý. Còn mắc lỗi chính tả và dùng từ nhưng không nhiều.
  • Điểm 1- 1,5: Bài viết sơ sài, chưa làm rõ đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Chữ viết xấu, còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
  • Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.

Lưu ý:

  • Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể và mức độ chung của HS để vận dụng linh hoạt và cho điểm sát đối tượng.
  • Trường hợp HS không thuyết minh về loại đồ dùng học tập mà thuyết minh về một đồ vật khác hoặc viết sai thể loại thì tối đa chỉ được 2,0 điểm.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 8

    Xem thêm