Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2021

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2020 - 2021. Đề thi giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại phần kiến thức môn Giáo dục công dân đã được học trong chương trình nửa đầu học kì 2, ngoài ra các bạn còn được nâng cao kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao nhất.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn GDCD năm 2021

I- TRẮC NGHIỆM: (2,5 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Vạch kẻ đường là:

A. Vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại

B. Vị trí dừng và vị trí trên đường

C. Vạch chỉ vị trí hướng đi và vị trí đứng

D. A và B đúng

Câu 2: Biển báo nguy hiểm có dạng:

A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen

B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen

C. hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng

D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen

Câu 3: Biển báo cấm có dạng:

A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng

B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen

C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng

D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng

Câu 4: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 5: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia

Câu 6: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm: 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột?

A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết.

B. Để tránh xung đột không nên chơi với nhiều bạn.

C. Mọi mâu thuẫn đều được hoá giải bằng bạo lực.

D. Khi có mâu thuẫn cần quyết liệt đấu tranh đến cùng.

Câu 8: Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?

A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn.

B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.

C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.

D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải.

Câu 9: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Câu 10: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hăng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?

A. Khoan dung với mọi người xung quanh.

B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.

C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.

D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.

II. TỰ LUẬN: (7,5 điểm)

Câu 10:( 3 điểm): Trường em có hiện tượng bạo lực học đường không? Theo em, hành vi bạo lực học đường đã gây nên những hậu quả như thế nào? Em và các bạn cần làm gì để phòng chống các hành vi bạo lực học đường?

Câu 11: (2,5 điểm): Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì?

Câu 12: (2đ) Trong giờ học bài: Bảo vệ hòa bình đã có 2 ý kiến khác nhau:

- Ý 1: Tất cả các bên tham gia chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa đều phải bị lên án

- Ý 2: Cần ủng hộ chiến tranh chính nghĩa và chống lại chiến tranh phi nghĩa.

Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn GDCD

Câu 10: (3 điểm): Trường em thi thoảng vẫn có hiện tượng bạo lực học đường.

Theo em, hành vi bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và tâm lý của bạn bị bạo hành

- Người gây bạo lực sẽ không phát triển toàn diện nhân cách, bị nhiều người khinh bỉ, ghét bỏ

- Xã hội từ đó tạo thành một trào lưu "kẻ mạnh hiếp yếu" của giới học sinh.

- Gây ra những hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến thương tích, mất mạng...

Để phòng chống các hành vi bạo lực học đường, em và các bạn cần:

- Khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường em sẽ khẩn trương báo cáo với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc người lớn gần đó để có thể giúp đỡ mình.

- Khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường em sẽ báo với thầy cô giáo hoặc cơ quan chức năng gần nhất để giải cứu cho bạn bị bạo lực.

- Khi biết về nguy cơ một vụ bạo lực sắp xảy ra, em sẽ âm thầm báo với nhà trường để nhà trường can ngăn kịp thời.

Câu 11 (2,5 điểm): Nếu em là Quân, em cũng mong muốn được nêu lên những suy nghĩ của mình để bố mẹ có thể hiểu và có thể cho Quân được vui chơi với các bạn.

Trong trường hợp này, em là Quân em sẽ nói rằng: Bố mẹ làm như vậy là muốn tốt cho con, nhưng con cũng cần phải có bạn bè, cũng cần phải được tham gia các hoạt động tập thể với các bạn, vui chơi với các bạn. Như vậy, không chỉ con đỡ phải cô lập, đỡ phải tủi thân mà đó còn là điều kiện để con phát triển một cách toàn diện.

Câu 12 (2đ) - Đồng ý với ý 2 .- Ko có chiến tranh phi nghĩa thì sẽ ko bao giờ xảy ra chiến tranh chính nghĩa.

Vì chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh vì mục đích giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, góp phần ngăn chặn chiến tranh , bảo vệ giá trị của con người và nền hòa bình thế giới. (1 điểm)

Cần lên án chiến tranh phi nghĩa, ủng hộ chiến tranh chính nghĩa. (1 điểm)

Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn GDCD

I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.

Câu 1: Theo em việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Cho trẻ em bỏ học đi làm để kiếm tiền.
B. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.
C. Chăm sóc, đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị ốm.
D. Làm theo mọi ý muốn của trẻ.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

A. Dạy nghề cho trẻ em có khó khăn.
B. Cho trẻ em uống bia rượu.
C. Buộc trẻ em hư hỏng phải vào trường giáo dưỡng.
D. Xây dựng trường học "đặc biệt " cho trẻ em khuyết tật.

Câu 3: Căn cứ vào yếu tố nào để xác định công dân của một nước?

A. Quốc tịch.
B. Tiếng nói.
C. Màu da.
D. Nơi ở.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.
D. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch ở nước ngoài.

Câu 5: Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm?

A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.
B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.
D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.

Câu 6: Người trong độ tuổi nào dưới đây không được phép lái xe gắn máy?

A. Dưới 15 tuổi.
B. Dưới 16 tuổi.
C. Dưới 17 tuổi.
D. Dưới 18 tuổi.

Câu 7: Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về học tập?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
D. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu 8: Học học nữa, học mãi mà câu nói của ai?

A. Khổng Tử.
B. Lê Quý Đôn.
C. Các Mác.
D. V.I. Lê Nin.

II. Tự luận: (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

Câu 2: (3,0 điểm): Bài tập tình huống

Một hôm trên đường đi chợ về, bà Nghĩa nghe thấy tiếng một đứa trẻ khóc. Tìm ở ven đường, bà thấy một đứa bé sơ sinh được bọc trong một bọc quần áo. Biết đây là trường hợp trẻ bị bỏ rơi nên sau khi suy nghỉ một lúc, bà bế đứa bé về nhà nuôi, đặt tên là Sinh.

Câu hỏi: Theo em, bé Sinh có được mang quốc tịch Việt Nam hay không? Vì sao?

>> Tham khảo: Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2018 - 2019

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6

I. Trắc nghiệm:

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

B

A

D

C

A

B

D

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

a. Quyền:

  • Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.
  • Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.
  • Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.

b. Nghĩa vụ học tập

  • Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
  • Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

Câu 2 (3,0 điểm)

Bé Sinh sẽ được mang quốc tịch Việt Nam.

Vì: Theo khoản 1 điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008. "Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam".

Ngoài Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Công dân năm học 2020 - 2021 mới nhất trên, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi giữa học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
155
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 6

    Xem thêm