Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 7 các môn học năm 2024

Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 7 đầy đủ các môn học năm 2021 - 2022. Toàn bộ đề thi cho từng môn học Có đáp án chi tiết và bám sát theo chương trình học. Mời các em học sinh cùng tham khảo toàn bộ các đề thi sau đây.

Toàn bộ các đề thi giữa học kì 2 lớp 7 cho từng môn, các em học sinh tải về theo từng Link sau đây.

1. Đề thi giữa kì 2 Toán 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Hãy viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6:

Câu 1: Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau, biết x = \frac{-2}{3} thì y = \frac{1}{2} . Hỏi hệ số tỉ lệ nghịch của y theo x là bao nhiêu ?

A. \frac{-3}{4}

B. \frac{-1}{3}

C. \frac{-4}{3}

D. -3

Câu 2: Đồ thị của hàm số y= \frac{1}{2}x đi qua điểm nào sau đây:

A. (1;2)

B. (-1; \frac{1}{2} )

C. (\frac{1}{2};\frac{1}{4})

D. (\frac{-1}{2};\frac{1}{4})

Câu 3: Giá trị của biểu thức M = - 3x2y3 tại x = -1, y = 1 là:

A. 3

B. -3

C. 18

D. -18

Câu 4: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức?

A. (x + y2)z

B. \frac{x}{2-z}

C. – 5x + 1

D. (- 2xy2) \frac{1}{3} xy2

Câu 5: Tam giác MNP có M = 70o N = 50o góc ngoài tại P bằng:

A. 60o

B. 120o

C. 20o

D. 180o

Câu 6: Tam giác DEF là tam giác đều nếu:

A. DE = DF

B. DE = EF

C. DE = DF và D = 60o.

D. D E^{2}=D F^{2}+E F^{2}

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 7: Thời gian giải xong một bài toán (tính bằng phút) của mỗi học sinh lớp 7 được ghi lại ở bảng sau:

10

13

15

10

13

15

17

17

15

13

15

17

15

17

10

17

17

15

13

15

b/ Lập bảng “tần số” và tìm mốt của dấu hiệu.

c/ Tính số trung bình cộng.

d/ Rút ra nhận xét.

e/ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.

Câu 8: Cho tam giác ABC vuông tại A, có góc B = 60o và AB = 5cm. Tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Kẻ DE vuông góc với BC tại E.

a/ Chứng minh: Δ ABD = Δ EBD.

b/ Chứng minh: ABE là tam giác đều.

c/ Tính độ dài cạnh BC.

Câu 9: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

E=\frac{5-3 x}{4 x-8}(x \in Z, x \neq 2)

Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Toán

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

B

D

B

C

II. PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

(3 điểm)

a/ Dấu hiệu ở đây là thời gian làm một bài toán của mỗi học sinh

b/ Bảng “tần số”

Giá trị (x)

10

13

15

17

Tần số (n)

3

4

7

6

N = 20

M0 = 15

c/ Tính số trung bình cộng

\bar{X}=\frac{10 \cdot 3+13 \cdot 4+15 \cdot 7+17 \cdot 6}{20}=\frac{289}{20}=14,45

d/ Đưa ra được nhận xét

e/ Vẽ biểu đồ chính xác

0,5

0,75

0,5

0,5

0,75

2

(3 điểm)

a/ Chứng minh được: Δ ABD = Δ EBD.

b/ Chứng minh được: ABE là tam giác đều.

c/ Tính độ dài cạnh BC = 10cm.

1

1

1

3

(1 điểm)

E=\frac{5-3 x}{4 x-8}(x \in Z, x \neq 2)

4 E=\frac{5-3 x}{x-2}=\frac{-3(x-2)-1}{x-2}=-3-\frac{1}{x-2}

E đạt GTNN \Leftrightarrow \frac{1}{x-2}đạt GTLN

Vì x ∈ Z nên \frac{1}{x-2} đạt GTLN ⇔x - 2 là số nguyên dương lớn nhất ⇔ x- 2 = 1 ⇔ x = 3

2. Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn

Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới:

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)

b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)

c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)

"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"

Câu 2 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 3 (5,0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn 

Câu 1: (3,0 điểm)

a.

  • Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
  • Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
  • Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm)

b.

  • Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,25 điểm)
    • Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
    • Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
    • Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
  • Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm)

c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,... (0,5 điểm)

d.

  • Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu (0,5 điểm)
  • Phân tích: (0,25 điểm)

Bổn phận của chúng ta/là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.
ĐT C V

=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ)

Câu 2 (2,0 điểm)

  • Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0,5 điểm)

Vì:

  • Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. (0,5 điểm)
  • Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0,5 điểm)
  • Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang. (0,5 điểm)

Câu 3: (5,0 điểm)

1. Mở bài (0,5 điểm)

  • Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
  • Dẫn câu tục ngữ.
  • Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài (4,0 điểm)

* Giải thích: (1,0 điểm)

  • Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây.
  • Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,0 điểm)

  • Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,0 điểm)
  • Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,0 điểm)

3. Kết bài: (0,5 điểm)

  • Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
  • Liên hệ bản thân.

3. Đề thi giữa kì 2 Tiếng anh lớp 7

I. Choose the word that has the underlined part pronounced differently from that of the others: (1m)

1. A. start ed B. measur ed C. call ed D. weigh ed

2. A. ch opstick B. tou ch C. cat ch D. stoma ch

3. A. h a te B. h ei ght C. w ei ght D. ei ght

4. A. s erious B. s ymptom C. s ugar D. s auce

II. Circle the best answers to complete the following sentences: (3.0ms)

1. I ...................... go to the movie theater last night because I was busy.

A. didn't B. wasn't C. don't D. weren't

2. A.......................... makes clothes for people.

A. student B. pupil C. dentist D. dressmaker

3. Last summer Mom ........................... me a new bike.

A. buy B. buys C. buyed D. bought

4. A.......................... looks after people's teeth.

A. teacher B. farmer C. student D. dentist

5. The doctor measured Nam to know his ......................... .

A. weigh B. high C. height D. tall

6. Lan was at home ............ she had a bad cold.

A. so B. because C. of D. from

7. You should drink ........... water every day.

A. few B. a little C. a lot of D. too much

8. I don't like pork and ............. does she.

A. so B. too C. either D. neither

9. We need some vegetables for lunch and they do, ...........

A. so B. too C. either D. neither

10. Those bananas aren't ripe and these papayas aren't .............

A. so B. too C. either D. neither

11. Carrots, ..........., tomatoes, potatoes.

A. beans B. papayas C. bananas D. durians

12. Chicken, beef and pork are kinds of ................ .

A. fruits B. vegetables C. cereals D. meat

III. Put the verbs in the correct form: (1m)

1. My brother (work)............................... in Hue few years ago.

2. How often ................Nam (play) .......................sports? - Once a week.

3. They (watch) ...........................................TV now.

4. Minh and Lan (visit)................................. their friends next Sunday.

IV. Match lines in column A with appropriate lines in column B: (1m)

A

B

1. What do you usually in the evening?

2. Would you like to play tennis, Ha?

3. What is the matter with you, Ba?

4. Did you learn the lesson about healthy food?

a. I have stomachache

b. Yes, I did.

c. We usually watch TV

d. I’d love to, but I’m busy now.

1.................. 2.................. 3................... 4...................

V. Read the text, then answer the questions below: (2ms)

Anna was absent from class yesterday because she had a bad cold. She had to stay in bed all day. Her mother took her temperature three times. Anna took medicines and drank orange juice. Now she is still lying in bed, but she feels a lot better.

1. Why was Anna absent from class yesterday?

....................................................................................................

2. What did she have to do?

....................................................................................................

3. Who took her temperature?

....................................................................................................

4. How is she now?

....................................................................................................

VI. Write sentences as suggested: (1m)

1. Lan is going to the market now.

Where . .................................................................................................... ..........

2. I went shopping with my mother yesterday.

Who .................................................................................................................

3. Nam swims well.

Nam is ..................................................................................................................

4. You should speak English everyday.

You ought ..................................................................................................................

VII. Use the following suggestions to write a complete sentence: (1m)

1. My brother/ can/ play/ guitar/ so/ I.

.................................................................................................................

2. I/ have/ pork/ rice/ vegetables/ for dinner/ yesterday.

.................................................................................................................

3. She/ isn't/ teacher/ my mother/ either.

.................................................................................................................

4. What/ you/ buy/ in/ market/ yesterday?

.................................................................................................................

ĐÁP ÁN

I. Choose the word in each group that has the underlined part pronounced differently from the rest: (1m)

1. A 2. D 3. B 4. C

II. Choose the best answer by circling A, B, C or D. (3ms)

1. A 2. D 9. B

3. D 4. D 10. C

5. C 6. B 11. A

7. C 8. D 12.D

III. Use the correct form of verb. (1m)

1. worked 3. are watching

2. does…… play…. 4. will visit

IV. Match the questions in column A with the answer in column B: (1m)

1. c
2. d
3. a
4. b

V. Read the passage and answer the questions 2ms)

1. Because she had a bad cold.

2. She had to stay in bed all day.

3. Her mother took her temperature.

4. She feels a lot better.

VI. Write sentences as suggested: (1m)

1. Where is Lan going now?

2. Who did you go shopping with yesterday?

3. Nam is a good swimmer.

4. You ought to speak E everyday.

VII. Use the following suggestions to write a complete sentence/ (1m)

1. My brother can play the guitar and so can I.

2. I had pork, rice and some vegetables for my dinner yesterday.

3. She isn't a teacher and my mother isn’t either.

4. What did you buy in the market yesterday ?

4. Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Vật lý

Câu 1. (1 điểm) Có mấy loại điện tích là những loại nào? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào?

Câu 2. (2 điểm)

a) Chất dẫn điện là gì? Cho 3 ví dụ?

b) Chất cách điện là gì? Cho 3 ví dụ?

Câu 3. (1 điểm) Đổi các đơn vị sau:

a) 0,25A =…….mA;

b) 125mA =……A

Câu 4. (3 điểm)

a) Kể tên các tác dụng của dòng điện? Mỗi tác dụng cho ví dụ minh họa.

b) Nêu một số ứng dụng về tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 5. (2,5 điểm) Vẽ mạch điện gốm 1 nguồn, 1 khóa K, 1 bóng đèn và 1 ampe kế đo cường độ dòng điện qua bóng đèn. Chỉ rõ chiều dòng điện trên mạch điện

Câu 6. (0,5 điểm) Hãy giải thích tại sao trên các mép cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi sau lâu ngày sử dụng?

Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Vật lý

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(1điểm)

- Có hai loại điện tích đó là điện tích dương (+) và điện tích âm (-)

0,5

- Các vật nhiễm cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau

0,5

Câu 2

(2 điểm)

a, Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Ví dụ; đồng, nhôm, sắt...

1

b, Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Ví dụ: sứ, cao su, nhựa...

1

Câu 3

(1 điểm)

a) 0,25A = 250 mA

0,5

b) 125mA = 0,125A

0,5

Câu 4

(3 điểm)

a) Nêu được 5 tác dụng và lấy được ví dụ

2

b) Tác dụng nhiệt của dòng điện dùng để chế tạo bàn là, mỏ hàn, bếp điện…

1

Câu 5

(2,5điểm)

Vẽ được sơ đồ mạch điện

2

Chỉ đúng chiều dòng điện trên sơ đồ

0,5

Câu 6

(0,5 điểm)

- Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện nên nó sẽ hút bụi trong không khí. Lâu ngày thì lớp bụi này nhiều dần đặc biệt là mép cách quạt.

5. Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh

I. Phần trắc nghiệm:(3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1.1. Ếch hô hấp:

A. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.

B. Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối.

C. Mắt có mi, tai có màng nhĩ

D. Thở bằng phổi

1.2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là:

A. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.

B. Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối.

C. Mắt có mi, tai có màng nhĩ

D. Thở bằng phổi

1.3. Vai trò của chim trong đời sống của con người:

A. Cung cấp lương thực.

B. Cung cấp thực phẩm.

C. Chim ăn quả, hạt.

D. Chim ăn sâu bọ

1.4. Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là:

A. Thằn lằn bóng

B. Thằn lằn bóng, cá sấu.

C. Rùa núi vàng,

D. Ba ba, thằn lằn bóng.

Câu 2: (1,0 điểm) Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để điền kết quả vào cột trả lời C

Các lớp động vật có xương sống (A)

Đặc điểm hệ tuần hoàn (B)

Trả lời (C)

1. Lớp cá

a. Tim 3 ngăn, có vách hụt ngăn tâm nhĩ, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.

1-

2. Lớp lưỡng cư

b. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.

2-

3. Lớp bò sát

c. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.

3-

4. Lớp chim

d. Tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể.

4-

e. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu muôi cơ thể là máu pha.

II. Phần tự luận: (7,0 điểm)

Câu 3: (1,0 điểm) Kể tên các bộ của lớp thú? Cho ví dụ?

Câu 4: (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm chung của bò sát?

Câu 5: (2,0 điểm) Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

Câu 6: (2,5 điểm) Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp Thú. Từ đó đề ra biện pháp bảo vệ các loài thú.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 số 1

Câu

Nội dung

Điểm

1

1.1 - A

1.2 - B

1.3 - B

1.4 - A

2,0

2

1 - C

2 - D

3 - A

4 - B

1,0

3

Các bộ của lớp thú

Bộ thú huyệt (thú mỏ vịt)

Bộ thú túi (kangaru)

Bộ dơi (dơi ăn sâu bọ)

Bộ cá voi (cá voi xanh)

Bộ ăn sâu bọ (chuột chù)

Bộ gặm nhấm (chuột đồng)

Bộ ăn thịt (hổ)

Các bộ móng guốc (lợn)

Bộ linh trưởng (khỉ)

1,0

4

* Đặc điểm chung của bò sát: Bò sát là động vật có xương sống thích ghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

- Da khô, có vảy sừng

- Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai. Chi yếu, có vuốt sắc

- Phổi có nhiều vách ngăn

- Tim có vách hụt, máu nuôi cơ thể ít pha hơn

- Thụ tinh trong, đẻ trứng, trứng có vỏ dai bao bọc, nhiều noãn hoàng.

- Là động vật biến nhiệt

1,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

5

* Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

- Thân hình thoi, mình phủ lông vũ nhẹ xốp, cổ dài.

- Chi trước biến thành cánh, chi sau: 3 ngón trước và 1 ngón sau.

- Mỏ sừng hàm không có răng.

- Cổ dài tuyến phao câu tiết nhờn.

2,0

6

* Đặc điểm chung của thú:

- Bộ não phát triển.

- Có bô lông mao, bộ răng phân hoá thành 3 loại (cửa, nanh, hàm).

- Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Là động vật hằng nhiệt.

* Vai trò:

- Cung cấp thực phẩm, sức kéo.

- Làm đồ mĩ nghệ.

- Nguyên liệu ngành công nghiệp may mặc, nước hoa.

- Vật liệu thí nghiệm.

- Tiêu diệt gặm nhấm có hại.

- Dược liệu …

* Biện pháp bảo vệ:

- Xây dựng khu bảo tồn.

- Có ý thức bảo vệ các ĐV đặc biệt là ĐV quý hiếm.

- Nuôi nhốt những loài có giá trị.

1,0

1,0

0,5

6. Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sử

A. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

I. Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng. (1,0 điểm)

Câu 1: Lê Lợi tạm hòa hoãn với quân Minh vì:

A. Tránh các cuộc vây quét của quân Minh.

B. Quân Minh quá mạnh.

C. Giúp nghĩa quân có thời gian củng cố lực lượng và tích lũy lương thực.

D. Quân Minh dụ Lê Lợi.

Câu 2: Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy niên hiệu là:

A. Bình Định Vương.

B. Đông Định Vương.

C. Đại Cồ Việt.

D. Quang Trung

Câu 3: Luật Hồng Đức do ai ban hành:

A. Lê Thánh Tông.

B. Lê Thái Tổ.

C. Lê Thái Tổ.

D. Lê Nhân Tông.

Câu 4: Thời Nguyễn, lập “Tứ dịch quán” để làm gì?

A. Dạy chữ Hán.

B. Dạy chữ Nôm.

C Dạy chữ Quốc Ngữ.

D. Dạy tiếng nước ngoài.

II. Điền đúng (Đ), hoặc sai (S) vào các câu sau: (1 điểm)

1. Sông Mã là ranh giới chia đất nước thành hai Đàng là Đàng ngoài và Đàng trong.

2. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

3. Thời Quang Trung chữ viết chính thức là chữ Nôm.

4. Nguyễn Ánh chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

III. Hãy nối thời gian (cột A)với sự kiện (cột B) cho đúng: (1,0 điểm)

Cột A

Cột B

Kết quả

1. Năm 1771

A. Gia Long đặt Quốc hiệu Việt Nam

1-………….

2. Năm 1406

B. 20 vạn quan Minh kéo vào nước ta

2-………….

3. Năm 1804

C. Nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt quân Xiêm

3-………….

4. Năm 1785

D. Khởi nghĩa Tây Sơn

4-………….

B. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? (2,5 điểm)

Câu 2: Nêu tình hình chính trị nước ta ở thế kỉ XVI - XVIII? (2,5 điểm)

Câu 3: Cố đô Huế được xây dựng từ thời vua nào? Em làm gì để góp phần bảo vệ Cố đô Huế?(2 điểm)

Đáp án Đề thi giữa kì 2 Lịch sử lớp 7

A.Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

I. Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng: (1,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

D

A

C

II. 1- S 2 - Đ 3 - Đ 4 - Đ. (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

III. (1,0 điểm) 1 + D 2 + B 3 + A 4 + C (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

B. Phần tự luận: (7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

- Nguyên nhân:

+ Ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước…

0,5

+ Có sự lãnh đâọ tài tình, sáng suốt của Quang Trung và của Bộ chỉ huy nghĩa quân…

0,5

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn, Trịnh, Lê.

0,5

+ Xóa bỏ ranh giới và thống nhất đất nước…

+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh. Bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

0,5

0,5

2

- Nhà nước suy yếu….

0,5

- Quan lại lộng hành, cậy quyền ức hiếp nhân dân...

0,5

- Các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực…

0,5

- Bùng nổ các cuộc đấu tranh…

0,5

- Đất nước chia cắt…

0,5

3

- Vua Gia Long

0,5

- Tự hào về những công trình kiến trúc của triều Nguyễn

- Tự ý thức bảo vệ và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ;

- Bản thân thường xuyên giới thiệu mọi người biết về di tích này để cùng biết …

0,5

0,5

0,5

7. Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Địa

I. Trắc nghiệm (4,0 đ)

Hãy chọn đáp án em cho là đúng.

Câu 1: Dân số thế giới tăng nhanh trong khoảng thời gian nào?

A. Trước Công Nguyên

B. Từ công nguyên – thế kỷ XIX

C. Từ thế kỷ XIX – thế kỷ XX

D. Từ thế kỷ XX – nay.

Câu 2: Đô thị hóa tự phát sẽ để lại những hậu quả gì?

A. Ô nhiễm môi trường

B. Thất nghiệp, tệ nạn xã hội.

C. Ùn tắc giao thông

D. Tất cả các hậu quả trên.

Câu 3: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố ở khu vực nào trên thế giới:

A. Tây và Trung Âu

B. Đông Á

C. Nam Á và Đông Nam Á

D. Nam Phi

Câu 4: Tại sao sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm?

A. Sản lượng tăng chậm

B. Dân số tăng nhanh

C. Sản lượng tăng nhanh

D. Dân số tăng chậm.

Câu 5: Hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới là:

A. Ôx-trây-li-a

B. Bắc Mỹ

C. Gô-Bi

D. Xa-ha-ra

Câu 6: Châu lục nào lớn nhất thế giới?

A. Châu Mỹ

B. Châu Á

C. Châu Âu

D. Châu Phi.

Câu 7: Xét về diện tích, Châu Phi đứng hàng thứ mấy thế giới?

A. Thứ hai

B. Thứ ba

C. Thứ tư

D. Thứ năm.

Câu 8: Thành phố nào được công nhận là thành phố sạch nhất thế giới?

A. Niu-Yook

B. Bắc Kinh

C. Xin-ga-po

D. Hà Nội.

II. Tự luận (6,0 đ)

Câu 1.(1,5 điểm). Tính chất khắc nghiệt của đới lạnh thể hiện như thế nào?

Câu 2. (1,5 điểm): Tại sao công nghiệp Châu Phi chậm phát triển? Kể tên một số nước tương đối phát triển ở Châu Phi.

Câu 3. (3,0 điểm)

a. Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí đới ôn hòa? Em hãy cho biết ô nhiễm không khí gây ra hậu quả gì?

b. Là học sinh em sẽ làm gì để bảo vệ bầu không khí ở địa phương em sống?

Đáp án Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Địa lớp 7 số 2

I/ Trắc nghiệm(4,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

C

B

D

B

B

C

II/ Trắc nghiệm (6.0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung trả lời

Điểm

Câu 1

(1,5 đ)

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt:

1,5

- Mùa đông rất dài và lạnh, nhiệt độ luôn dưới -100C

- Mùa hạ ngắn chỉ 2-3 tháng

- Mưa rất ít (dưới 500mm/năm), chủ yếu dưới dạng tuyết rơi

- Băng tuyết bao phủ quanh năm.

0,5

0,5

0,25

0,25

Câu 2

(1,5 đ)

a. Nguyên nhân:

1,0

- Trình độ dân trí thấp

- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật

- Cơ sở vật chất lạc hậu

- Thiếu vốn nghiêm trọng...

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Một số nước tương đối phát triển là:

Cộng hòa Nam Phi, Li-Bi, An-giê-ri, Ai Cập

0,5

Câu 3

(3,0 đ)

a. Nguyên nhân

1,0

- Hoạt động công nghiệp.

- Các phương tiện giao thông.

- Chất đốt sinh hoạt.

- Do rò rỉ chất phóng xạ vào không khí...

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Hậu quả:

1,0

- Gây mưa a xít làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng.

- Gây bệnh đường hô hấp cho người…

- Làm tăng “hiệu ứng nhà kính” khiến Trái Đất nóng lên

- Làm thủng tầng ôzôn...

0,25

0,25

0,25

0,25

c. Là học sinh cần phải

1,0

- Tuyên truyền người thân, bạn bè ý thức bảo vệ môi trường. Không vứt rác, đốt rác bừa bãi

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trồng và chăm sóc cây xanh ...

0,5

0,5

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh, Công dân,.... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Đánh giá bài viết
3 656
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm