Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2017 - 2018

Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Văn

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2017 - 2018 là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 10 hay, giúp các bạn học sinh lớp 10 tự ôn tập kiến thức, làm quen với dạng đề thi học sinh giỏi. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

SỞ GDĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn thi: NGỮ VĂN
Lớp 10 - Năm học: 2017 – 2018
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (4,0 điểm). Anh/ chị hãy đọc, trình bày hiểu biết và suy nghĩ của mình về câu chuyện sau:

Bác nông dân và con lừa

Một bữa nọ, chú lừa của bác nông dân đang chạy nhưng do không quan sát nên nó đã bị ngã xuống giếng. Nó kêu la thảm thiết hàng giờ liền, trong khi bác nông dân đang tìm mọi cách để cứu nó. Cuối cùng, bác nông dân chợt nghĩ ra là dù sao thì con lừa này cũng đã quá già rồi, không đáng phải cứu và cái giếng kia sớm hay muộn gì thì mình cũng phải lấp đi. Vậy là bác nông dân quyết định chôn chú lừa kia luôn... Bác nông dân đã nhờ thêm một vài người hàng xóm sang giúp mình một tay. Mọi người mỗi người cầm một chiếc xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Lúc đầu, con lừa nhận ra là điều gì đang xảy ra với nó và rống lên kinh hoàng. Nhưng rồi sau đó, tiếng kêu của nó nhỏ dần đi và rồi lặng hẳn…

Sau một hồi đào đất - đổ xuống giếng, bác nông dân nhìn xuống giếng và ngạc nhiên vô cùng. Cứ sau mỗi xẻng đất đổ lên đầu con lừa, nó lại rũ đất xuống và dẫm lên chính chỗ đất đó...

Và cứ thế, mỗi xẻng đất đổ lên đầu con vật, nó rũ xuống rồi đạp lên đó để mỗi lúc lại nhích lên thêm một chút. Chẳng bao lâu, mọi người đã ngạc nhiên khi thấy con lừa đã bước lên khỏi miệng giếng và chạy đi…

Câu 2 (6,0 điểm). Bài “Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam" (Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr7). Bằng sự hiểu biết và cảm nhận của mình về bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

------------------Hết------------------

Họ và tên thí sinh……………………………. Số báo danh………………………

Đề gồm 01 trang; giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Văn

Câu 1

I. Yêu cầu chung:

1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội tốt, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, có sức biểu cảm
  • Hình thức trình bày sạch, đẹp, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Hiểu rõ vấn đề cần nghị luận

II. Yêu cầu cụ thể:

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

A. Mở Bài:

  • Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài: Câu chuyện con lừa bị ngã xuống giếng
  • Nêu vấn đề cần nghị luận: Sự thông minh, nhạy bén khi gặp hoạn nạn, ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống.

B. Thân Bài:

1. Phân tích hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề: Thông qua chuyện con lừa, tác giả nêu lên bài học về cách ứng xử đối với khó khăn, hoạn nạn của con người trong cuộc sống.

2. Thực hiện các thao tác nghị luận: Chứng minh, bình luận vấn đề

  • Trong cuộc sống bạn có thể bị thất bại do nhiều nguyên nhân, thậm chí có thể gặp hoạn nạn bất cứ lúc nào.
  • Điều quan trọng nhất là đứng trước những thất bại chúng ta không bỏ cuộc, dũng cảm đương đầu với thử thách của cuộc đời, đó là súc mạnh tinh thần lớn lao có thể giúp con người vượt qua được những giới hạn trong cuộc sống.
  • Điều quan trọng là bạn phải nhạy bén, sáng tạo, thông minh… để vượt qua những thử thách đó.

3. Rút ra bài học cho bản thân:

  • Về nhận thức: Hãy dũng cảm, lạc quan, bản lĩnh thép sẽ dẫn bước thành công
  • Về hành động: Hãy làm lại sau mỗi lần thất bại, không bỏ cuộc mà nỗ lực vươn lên, không đầu hàng số phận.

C. Kết luận: Đánh giá vấn đề

  • Cuộc sống có thể đổ lên đầu bạn những thứ khó chịu, thậm chí có cả những sai lầm do bạn gây nên. Bạn không nên để mình bị chôn vùi bởi những điều khó chịu ấy mà phải biết rũ bỏ nó xuống và bước lên trên.
  • Mỗi khó khăn, thất bại mà bạn gặp sẽ là bước đệm để ta tiến cao hơn
  • Đừng gục ngã mà hãy bước lên phía trước

Câu 2:

I. Yêu cầu chung:

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Bài viết có cảm xúc.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu rõ nội dung cần nghị luận, bài làm biết cách lập luận để làm nổi rõ nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng.

II. Yêu cầu cụ thể:

Bài làm có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đáp ứng những nội dung sau:

MỞ BÀI

  • Giới thiệu về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.
  • Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại.

THÂN BÀI (5 điểm):

1. Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn: Toàn bộ bài phú tập trung miêu tả hình tượng dòng sông Bạch Đằng thông qua cảm nhận của nhân vật Khách và các Bô lão. Hình tượng dòng sông Bạch Đằng hiện lên vừa đẹp vừa hào hùng vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc. Với lời văn không khoa trương, sáo rỗng mà sống động, gợi hình, gợi cảm.

2. Bố cục chặt chẽ: Thông thường, một bài phú thường gồm 4 đoạn. Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng cũng giống như bố cục bài phú nói chung. 4 đoạn có nội dung logic với các phần: Mở đầu – giải thích – bình luận – kết thúc. Đây chính là biểu hiện của sự mẫu mực trong hình thức nghệ thuật của văn bản.

3. Lời văn linh hoạt: Đọc bài phú, ta dễ dàng nhận thấy sự uyển chuyển của lời văn. Khi thì người kể đứng ra kể lại
câu chuyện:

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết…

Nhưng cũng có lúc ta được nghe trực tiếp cuộc đối thoại giữa nhân vật khách với các bô lão (Dẫn chứng: Rồi vừa đi vừa ca rằng…Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:…)

Khi thì tác giả viết những câu dài dõng dạc, gợi không khí trang nghiêm, khi lại viết những câu ngắn gọn, sắc bén gợi lại khung cảnh chiến trường ác liệt, căng thẳng.

4. Bài phú xây dựng được nhiều hình tượng nghệ thuật sinh động: vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí:

Chỉ bằng vài nét vẽ, Trương Hán Siêu đã gợi lên trước mắt người đọc trọn vẹn hình ảnh dòng sông vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, trữ tình…(dẫn chứng)

Hay khi tái hiện lại cuộc đối đầu giữa ta và địch, những hình tượng kì vĩ của đất trời được tác giả dựng lên trong thế đối lập: nhật nguyệt/mờ, trời đất/đổi. Rồi hình ảnh quân Nguyên - Mông thảm bại trên sông Bạch Đằng được tác giả so sánh với quân Tào Tháo, Bồ Kiên trong trận Xích Bích, Hợp Phì nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

5. Ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm. Âm hưởng toát lên từ lớp ngôn từ của Phú sông Bạch Đằng là xúc động tự hào và mang cảm hứng ngợi ca.

KẾT LUẬN (0.5 điểm)

  • Đánh giá tài năng nghệ thuật của Trương Hán Siêu qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 10

    Xem thêm