Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 11 trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 11
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 11 trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận với thời gian làm bài là 90 phút, giúp các bạn ôn tập lại kiến thức môn Hóa lớp 10 và chuẩn bị tốt nhất cho chương trình học lớp 11. Mời các bạn tham khảo.
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH II
| KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm: 02 trang) |
MÃ ĐỀ 485
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Ca. B. Be. C. Ba. D. Mg.
Câu 2: Cho các phản ứng:
O3 → O2 + O.
Số phản ứng oxi hoá khử là
A. 5. B. 2. C. 4 D. 3.
Câu 3: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 26,7. B. 12,5. C. 25,0. D. 19,6.
Câu 4: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là
A. 1,6 gam. B. 5,6 gam. C. 2,8 gam. D. 8,4 gam.
Câu 5: Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB. B. ô số 16, chu kì 3 nhóm IVA.
C. ô số 16 chu kì 3, nhóm VIA. D. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB.
Câu 6: Chọn cấu hình e không đúng.
A. 1s22s22p5 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p34s2 D. 1s22s22p63s2
Câu 7: Dẫn 1,68 lit khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch KOH 1,5 M thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X được bao nhiêu gam chất rắn khan:
A. 36 B. 18 C. 11,85 D. 24
Câu 8: Trong phản ứng 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O, ta có:
A. H2S, O2 đều là chất khử B. chất khử là H2S, chất oxi hóa là O2
C. chất khử là O2, chất oxi hóa là H2S D. H2S, O2 đều là chất oxi hóa
Câu 9: Khối lượng dd H2SO4 98% và khối lượng H2O cần dùng để pha chế 300g dd H2SO4 36% tương ứng là:
A. 98g và 202g B. 110,2g và 189,8g C. 60g và 240g D.92,5 g và 207,5g
Câu 10: Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. K, Mg, Al, Fe, Zn B. Ag, Ba, Fe, Zn C. Au, Al, Pt D. Cu, Zn, Na
Câu 11: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là:
A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.3SO3 C. H2SO4.2SO3 D. H2SO4.4SO3
Câu 12: Cho các chất sau: CuO(1), Ag(2), FeO(3), Zn(4), Fe2O3(5). Dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với chất nào tạo khí?
A. 2,3,4,5. B. 1,2,3,4,5. C. 2,3. D. 2,3,4.
Câu 13: Khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp vào dung dịch nào sau đây?
A. dd Ca(OH)2 dư. B. dd Ba(OH)2 dư. C. dd Br2 dư. D. dd NaOH dư.
Câu 14: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 23. B. 10. C. 11. D. 22.
Câu 15: Thứ tự tăng dần tính axit của các axit halogen hiđric (HX) là
A. HI < HBr < HCl < HF. B. HCl < HBr < HI < HF.
C. HF < HCl < HBr < HI. D. HBr < HI < HCl < HF.
Câu 16: Phản ứng tổng hợp amoniac là: N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k); ΔH = –92kJ. Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là:
A. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng. B. Tăng áp suất.
C. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng D. Tăng nhiệt độ.
Câu 17: Cho phản ứng: H2SO4đ + Zn → ZnSO4 + H2S + H2O. Hệ số tối giản các chất trong phản ứng lần lượt là:
A. 5,4,4,1,4 B. 5,4,4,1,5 C. 4,5,4,1,4 D. 4,5,4,1,5
Câu 18: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,40. C. 3,36. D. 5,60.
Câu 19: Oxi và ozon là
A. hai hợp chất của oxi. B. hai đồng phân của oxi.
C. hai đồng vị của oxi. D. hai dạng thù hình của oxi.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trung dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kìm đó là
A. Rb và Cs B. Na và K C. K và Rb D. Li và Na
II/ PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm).
Câu 1 (1 điểm). Nguyên tử nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron.
a. Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử nguyên tố X và của ion mà X có thể tạo ra?
b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn? giải thích? Dự đoán tính chất hoá học của nguyên tố X?
Câu 2 (2 điểm). Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.
Câu 3 (2 điểm). Cho 5 gam hỗn hợp gồm Cu và Al tác dụng với 300 ml dung dịch HCl dư 20% so với lượng phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan.
a. Tính thành phần phần trăm mỗi kim loại có trong hỗn hợp
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl cần dùng
c. Cho m gam chất rắn không tan trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thấy thoát ra V lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Hãy xác định giá trị của V.
----------- HẾT --------
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108.