Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề xuất cách làm dạng đề so sánh văn học

Cách làm bài so sánh văn học

So sánh văn học là một dạng đề mới, thường xuất hiện trong đề thi đại học, cao đẳng trong những năm gần đây. Nhằm giúp các bạn học sinh THPT học tốt môn Văn, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi, các bạn có thể tham khảo đề xuất cách làm dạng đề so sánh văn học. Tài liệu chia sẻ những kinh nghệm rất hữu ích, giúp học sinh vượt qua khó khăn khi làm dạng bài này.

Đề xuất cách làm dạng đề so sánh văn học

So sánh văn học là một kiểu bài khá mới mẻ nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, cũng không có nhiều tài liệu, bài viết để tham khảo.

Dạng bài này chưa "lộ diện" trong sách giáo khoa nên không ít giáo viên tỏ ra lúng khi hướng dẫn học sinh viết bài, điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài thi của học sinh.

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề văn, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, cô Lê Thị Quỳnh Sen - Trường THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên) đã chia sẻ những kinh nghệm rất hữu ích, giúp học sinh vượt qua khó khăn khi làm dạng bài so sánh văn học.

Các loại đề so sánh văn học thường gặp

Bằng sự trải nghiệm của bản thân và dựa vào tổng kết các đề thi của những năm gần đây, cô Lê Thị Quỳnh Sen đã thống kê và khái quát lại thành những cấp bậc đề so sánh văn học cơ bản.

Đó là: So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học; so sánh hai đoạn thơ; so sánh hai đoạn văn; so sánh hai nhân vật;

So sánh cách kết thúc hai tác phẩm; so sánh phong cách tác giả; so sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm.

Cách làm bài dạng đề so sánh văn học

Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạnh văn, hay hai nhân vật .... phương pháp làm bài văn dạng này thông thường có hai cách:

Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau

Song song: Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa.

Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp

Đây là cách làm bài phổ biến của học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướng trong đáp án đề thi đại học - cao đẳng.

Bước một lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau.

Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phần nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện.

Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

- Mở bài: Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này); giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

- Thân bài: Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích);

Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
So sánh: Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)

Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học...(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

- Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu; có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Cách 2: Phân tích song song

Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận diểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm đó.
Ví dụ, khi so sánh hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Ứng dụng cách viết này học sinh không phân tích lần lượt từng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song song trên các bình diện: Xuất xứ - cảm hứng - hình tượng - chất liệu và giọng điệu trữ tình.

Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

- Mở bài: Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này); giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

- Thân bài: Điểm giống nhau (đưa ra luận điểm, dẫn chứng); điểm khác nhau (đưa ra luận điểm, dẫn chứng).

- Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu; có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Cô Lê Thị Quỳnh Sen lưu ý: Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp.

Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm