Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ

CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG

Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ không nuôi được, gặp ai cũng hỏi:

Một người bạn an ủi:

- Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!

Anh kia giật mình hỏi lại:

- Thế à? Rồi có nuôi được không?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

3
3 Câu trả lời
  • Người Dơi
    Người Dơi

    Câu hỏi “Rồi có nuôi được không ?” của người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng. Bởi vì nội dung câu hỏi đối với cuộc đối thoại là thừa, không cần thiết. Trong câu trả lời của người bạn: “Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!”, thì dĩ nhiên là nuôi được thì sau này mới sinh ra anh bạn này. Đây cũng chính là chỗ gây ra tiếng cười của truyện

    0 Trả lời 19/09/21
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      Trong truyện cười Có nuôi được không? với câu nói “Rồi có nuôi được không?”, người nói không tuân thủ phương châm về lượng trong hội thoại. Vì bố của người nói với anh ta đẻ non không nuôi được thì làm sao có anh ta (người nói).

      0 Trả lời 19/09/21
      • Đường tăng
        Đường tăng

        - Câu hỏi "Rồi có nuôi được không ?" của người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng. Bởi nội dung câu hỏi đối với cuộc đối thoại là thừa, không cần thiết.

        - Trong câu trả lời của người bạn trước đó đã hàm chứa nghĩa đầy đủ, chính xác của câu trả lời cho điều người hỏi muốn biết. Câu trả lời của người bạn: "Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!", thì dĩ nhiên là nuôi được thì sau này mới sinh ra anh bạn này. Chính yếu tố đó đã gây ra tiếng cười cho truyện.

        0 Trả lời 19/09/21

        Văn học

        Xem thêm