Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè, có được nghỉ bù?

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên trong hè như nào? Nếu giáo viên nghỉ thai sản mà trùng với thời gian nghỉ hè thì nhà trường sẽ giải quyết ra làm sao? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết dưới đây.

1. Quyền lợi của giáo viên theo quy định của luật hiện hành

Căn cứ theo điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền của giáo viên được đảm bảo như sau:

- Giáo viên được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

- Giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Giáo viên được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

- Giáo viên được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

- Giáo viên được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

2. Về quyền được nghỉ ngơi của giáo viên

Căn cứ vào điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ nghỉ ngơi của giáo viên, thời gian mà giáo viên được nghỉ ngơi như sau:

- Giáo viên được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

- Giáo viên làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè?

Thông thường giáo viên sẽ được nghỉ 06 tháng thai sản. Nhưng nếu thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian được nghỉ hè thì cách tính sẽ thế nào?

3. Thời gian làm việc của giáo viên là 42 tuần

Theo quy định tại Điều 70 Luật Giáo dục 2005 sửa đổi 2009, giáo viên là những người làm công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.

Với mỗi cấp học, giáo viên đều có thời gian làm việc là 42 tuần. Riêng thời gian làm việc của giảng viên đại học và cao đẳng là 1760 giờ sau khi đã trừ các ngày nghỉ theo quy định (Căn cứ vào Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT).

Dưới đây là chi tiết thời gian làm việc của giáo viên các cấp:

Công việc

Mầm non

Tiểu học

Cấp 2 và cấp 3

Dự bị đại học

Căn cứ

Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT

Giảng dạy

35 tuần

35 tuần

37 tuần

28 tuần

Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

04 tuần

05 tuần

03 tuần

12 tuần

Chuẩn bị năm học mới

02 tuần

01 tuần

01 tuần

01 tuần

Tổng kết năm học

01 tuần

01 tuần

01 tuần

01 tuần

4. Giáo viên sinh con trùng thời gian nghỉ hè

Cũng theo quy định trên, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần; giáo viên tiểu học, cấp 2, cấp 3 và dự bị đại học là 02 tháng. Trong đó, bao gồm gồm cả nghỉ hàng năm. Và trong thời gian này, giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Bên cạnh đó, tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con của lao động nữ là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì cứ mỗi một con, người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.

Như vậy, nếu 02 khoảng thời gian này của giáo viên nữ trùng nhau thì sẽ được giải quyết theo 02 phương án nêu tại Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB:

- Phương án 1: Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên sẽ được sắp xếp nghỉ bù.

Lúc này, thời gian nghỉ bù của giáo viên nữ sẽ được tính bằng thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111, Điều 112 Bộ luật Lao động 2012:

- 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày nếu làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc là lao động chưa thành niên hoặc là người khuyết tật;

- 16 ngày nếu làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt;

Đặc biệt: Cứ làm việc được 05 năm thì sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày làm việc.

Phương án 2: Nếu do yêu cầu công tác, trường học không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên thì giáo viên sẽ được thanh toán tiền nghỉ hàng năm.

Trong đó, mức chi trả sẽ căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường học nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, việc tính lương ngày thứ Bảy, Chủ nhật như sau:

Thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần

- Làm ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

- Làm ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần trùng lễ, Tết (tính cả tiền lương ngày lễ, Tết)

- Làm ban ngày = 400% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm

- Làm ban đêm = 490% x Đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc đang làm

Như vậy, nếu giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì có thể được bố trí ngày nghỉ khác hoặc sẽ được thanh toán tiền nghỉ hàng năm. Các giáo viên nên lưu ý đến thông tin này để tránh thiệt cho bản thân.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
35
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm