Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đỗ Thành Đạt Văn học lớp 10

Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường

luật qua một số bài thơ trung đại đã học ở lớp 9 ( Ngữ Văn 10)

3
3 Câu trả lời
  • chang
    chang

    *Bố cục thơ Đường luật:

    - Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống được chia thành bốn phần:

    + Đề (gồm hai câu đầu)

    + Thực (gồm hai câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài)

    + Luận ( hai câu tiếp sau nữa, bình luận hai câu thực)

    + Kết. (hai câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu thúc và câu cuối là câu hợp)

    Trả lời hay
    1 Trả lời 12/12/22
    • Bi
      Bi

      Thơ Đường luật có các đặc điểm như sau:

      - Thơ Đường luật là một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục

      - Hình thức: dạng thất ngôn bát cú là dạng chuẩn (tám câu, mỗi câu bảy chữ)

      - Các dạng biến thể: thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), ngũ ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu năm chữ),...

      0 Trả lời 12/12/22
      • Bon
        Bon

        * Luật Đối âm (luật bằng trắc)

        - Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, dùng các chữ thứ 2 - 4 - 6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật.

        + Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền, thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng
        Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên; ngược lại, nếu chữ thứ hai trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh trắc thì được gọi là luật trắc. Chữ thứ hai và chữ thứ sáu trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ tư không được có thanh điệu giống với hai chữ kia.

        * Luật Đối ý

        - Nguyên tắc cố định trong một bài thơ Đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ ba, thứ tư phải đối nhau và cả hai câu thứ năm, thứ sáu cũng phải đối nhau

        - Đối là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh động đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới

        - Nếu trong một bài thơ Đường luật mà các câu ba, bốn không đối nhau hoặc những câu năm, sáu không đối nhau thì được gọi là thất đối.

        0 Trả lời 12/12/22

        Văn học

        Xem thêm