Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Hóa 10 nâng cao bài 12

Hóa học 10 - Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa 10 nâng cao bài 12, nội dung tài liệu gồm 7 bài tập trang 55 SGK kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học một cách đơn giản hơn.

Giải bài tập Hóa 10 nâng cao

Bài 1 (trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao): Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.

Lời giải:

Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần, đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.

Bài 2 (trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao): Hãy cho biết sự biến đổi về tính axit-bazơ của các oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố trong một chu kì và theo một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Lời giải:

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

Bài 3 (trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao): Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.

Lời giải:

Nội dung định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử". Độc giả tự lấy ví dụ.

Bài 4 (trang 55 sgk Hóa học 10 nâng cao): Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử?

a) Khối lượng nguyên tử.

b) Số thứ tự.

c) Bán kính nguyên tử.

d) Tính kim loại.

e) Tính phi kim

f) Năng lượng ion hóa thứ nhất.

i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit.

k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.

Lời giải:

Những tính chất biến đổi tuần hoàn: c, d, e, f, i, k.

Bài 5 (trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao): Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.

Lời giải:

a) Vị trí của các nguyên tố X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn:

X (Z = 9) 1s2 2s2 2p5. Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.

Y (Z = 16) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. Thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Z (Z = 17) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

b) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

Bài 6 (trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao): Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.

b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.

Lời giải:

a) Cấu hình electron nguyên tử:

A (Z = 11) 1s2 2s2 2p6 3s1.

B (Z= 12) 1s2 2s2 2p6 3s2

C (Z = 13) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1

D (Z = 14) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.

b) Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

A thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IA vì có một electron ở lớp ngoài cùng.

B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

C thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

D thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhòm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

c) Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: D, C, B, A.

Bài 7 (trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao): Dựa vào sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố, hãy đoán nhận sự biến đổi về năng lượng ion hóa thứ nhất, độ âm điện, tính kim loại của các kim loại nhóm IA.

Lời giải:

- Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm.

- Độ âm điện giảm.

- Tính kim loại tăng.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 10 nâng cao bài 12. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Hóa 10 nâng cao

    Xem thêm