Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Bài tập môn GDCD lớp 7

Giải bài tập SGK GDCD 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

a) Em hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới.

Trả lời

* Ở Việt Nam:

Di sản văn hóa

  • Cố đô Huế
  • Phố cổ Hội An
  • Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam )
  • Văn miếu Quôc Tử Giám (Hà Nội)
  • Nhã nhạc cung đình Huế
  • Chữ Nôm...

Di sản lịch sử

  • Hang Pắc Bó (Cao Bằng)
  • Gò Đống Đa (Hà Nội)
  • Côn Đảo
  • Bến Nhà Rồng (TP. HCM) Trường Quốc Học (Huế)
  • Đền Hùng (Phú Thọ)
  • Dốc Miếu (Quảng Trị)
  • Địa đạo Củ Chi
  • Địa Đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị)

*Danh lam thắng cảnh

  • Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
  • Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
  • Động Phong Nha (Quảng Bình)
  • Mũi Né (Phú Yên)
  • Rừng Quốc Gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
  • Rừng Cúc Phương
  • Chùa Thiên Mụ (Huế)

* Trên thế giới:

Di sản văn hóa trên thế giới

  • Khu bảo tồn Lope-Okanda, Gabin
  • Phong cảnh văn hoá và thực vật Richteisveld (Nam Phi)
  • Vùng đất nghệ thuật đá Twyfelfontein (Namibia)
  • Các ngôi làng Diaolou ở Kaiping (Trung Quốc)
  • Thành phố Xtalingrat (Nga)
  • Thung lũng sông Loire-vương qucíc của những lâu đài (Pháp)
  • Thác nước Niagara (nằm giữa ranh giới tự nhiên giữa Canada và Mĩ)
  • Cung điện xưa nhất của nước Pháp-Versailles
  • Khách sạn cổ nhất thế giới-Hoshi Ryokan (ở làng Awazu, Nhật Bản)
  • Thành phố Agra (Ấn Độ)....

b) Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hoá thế giới?

Trả lời

Di sản văn hoá vật thể:

  1. Quần thể di tích Cô' đô Huấ
  2. Phô' cổ Hội An.
  3. Thánh địa Mỹ Sơn.
  4. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  5. Thành nhà Hồ.

Di sản văn hoá phi vật thể:

  1. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
  2. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
  3. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
  4. Hát xoan.
  5. Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội.
  6. Ca trù.
  7. Dân ca quan họ.
  8. Không gian văn hoá cồng Chiêng Tây Nguyên.
  9. Nhã nhạc cung đình Huế

c) Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá?

Trả lời

Phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vì:

  • Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. Ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca Huế, ca trù, tuồng...
  • Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.
  • Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.

d) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh?

Trả lời

Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

  • Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa địa phương
  • Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
  • Không vứt rác bừa bãi
  • Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
  • Tham gia các lễ hội truyền thống.

e) Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh?

Trả lời

Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Nghiêm cấm các hành vi:

  • Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.
  • Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
  • Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  • Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
  • Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Câu 2:

a) Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá?

(1) Đập phá các di sản văn hoá

(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp

(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm

(4) Lấy cắp cổ vật về nhà

(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép

(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích

(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh

(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá

(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử

(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu

(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật

(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá

(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.

Trả lời

Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: 3, 7, 8, 9, 11, 12

Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13

b) Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

- Em đồng tình với quan điểm nào? Vì sao?

Trả lời

Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa.

Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.

c) Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau?

Trả lời

Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.

d) Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết?

Trả lời

Em hãy tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.

đ) Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá?

Trả lời

Em hãy tìm một số hành vi của những người xung quanh em: bạn bè, hàng xóm mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hóa.

e) Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương?

Trả lời

Học sinh tự xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương: rủ các bạn mang đồ dùng khăn lau, xô chậu, chổi....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 7 môn khác

    Xem thêm