Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 17
Giáo án môn Hóa học lớp 9
Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 17: Luyện tập chương I được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh đựơc ôn tập đẻ hiểu kỹ về tính chất của các loại hợp chất vô cơ và mối quan hệ giữa chúng. Viết các PTHH thực hiện sự chuyển hóa giữa các loại hợp chất vô cơ đó.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết các PTHH. kỹ năng phân biệt các loại hợp chất.
- Rèn luyện các kỹ năng tính toán các bài tập hóa học
3. Thái độ: Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ. Phiếu học tập
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Làm BT 1a, 1b
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV: Đưa ra sơ đồ trống. Phát phiếu học tập cho các nhóm ? Hãy điền các chất vô cơ vào ô trống cho phù hợp? Lấy VD một số chất cụ thể? GV: Đưa thông tin phản hồi phiếu học tập: GV: Đưa ra sơ đồ: ? Qua sơ đồ hãy nhắc lại những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ | 1. Phân loại các hợp chất vô cơ: - HS thảo luận nhóm hoàn thiện sơ đồ - Đại diện báo cáo nhóm khác nhận xét bổ sung 2, Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ |
Hoạt động 2: Bài tập
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||||||||||||||||
GV: Yêu cầu HS làm BT 1 HS làm việc cá nhân GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập, sửa sai nếu có Bài tập 2: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn mà chỉ dùng quì tím: KOH; HCl; H2SO4; KCl; Ba(OH)2 GV: Gợi ý cách làm: Đưa sơ đồ nhận biết
Bài tập 3: Biết 5g hh 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl sinh ra 448 ml khí ở ĐKTC a. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng b. Tính % theo khối lượng của mỗi muối trong hh ban đầu | Bài tập 1 1. Oxit: CaO + CO2 → CaCO3 CaO + H2O →Ca(OH)2 SO2 + H2O →H2SO3 CuO + HCl →CuCl2 + H2O SO2 + 2NaOH →Na2SO3 + H2O 2. Bazơ: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O Cu(OH)2 + H2SO4 →CuSO4 + 2 H2O 2NaOH + CuSO4 →Na2SO4+ Cu(OH)2 Mg(OH)2 → MgO + H2O 3. Axit: Fe + 2HCl →FeCl2 + H2 FeO + H2SO4 →FeSO4 + H2O NaOH + HNO3 →NaNO3 + H2O BaCl2 + H2SO4 →BaSO4 + 2HCl 4. Muối CaCO3 + HCl →CaCl2 + H2O + CO2 CuSO4 + 2NaOH →Cu(OH)2 + Na2SO4 BaCl2 + Na2SO4 →BaSO4 + 2NaCl Cu+ AgNO3 →Cu(NO3)2 + Ag 2KClO3 → 2 KClO2 + O2 Giải: Lấy quì tím cho vào 5 lọ: lọ nào quí tím giữ nguyên màu là lọ đựng KC . Lọ nào quì tím chuyển thành xanh là lọ đựng KOH và Ba(OH)2(Nhóm 1) Lọ nào quì tím chuyển thành đỏ là lọ đựng HCl và H2SO4 (Nhóm 2) Lấy lần lượt từng lọ nhóm 1 cho vào lọ nhóm 2. Phản ứng nào có kết tủa lọ nhóm 1 đựng Ba(OH)2 .lọ nhóm 2 đựng H2SO4 Lọ còn lại nhóm 1 đựng KOH Lọ còn lại nhóm 2 đựng HCl Giải: a. n khí = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol Chỉ có CaCO3 tham gia phản ứng CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2 nHCl = 2nCO2 = 0,02 .2 = 0,04 mol CM HCl = 1. 0,04 : 0,2 = 0,2 M b. nCaCO3 = nCO2 = 0,02 mol mCaCO3 = 100.0,02 = 2g mCaSO4 = 5 – 2 = 3g 2. 100% |