Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 28

Giáo án môn Hóa học lớp 9

Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 28: Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

  • Khắc sâu kiến thức của nhôm và sắt.
  • Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, khả năng làm thực hành hóa học.
  • Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm, cẩn thận trong thực hành và học tập hóa học.

II. PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên

  • Chuẩn bị dụng cụ hóa chất để thực hiện thực hành thí nghiệm theo nhóm.
  • Dụng cụ: Đèn cồn, giá sắt, kẹp gỗ, ống nghiệm, giá ống nghiệm, nam châm.
  • Hóa chất: Bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh, dd NaOH.

2. Học sinh: ôn lại kiến thức hoá học của nhôm và sắt

III. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định tỏ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (5 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Kiểm tra tình hình chuẩn bị hóa chất, dụng cụ

- GV: Nêu mục tiêu của buối thực hành.

- Kiểm tra lý thuyết:

?Nêu tính chất hóa học của nhôm?

?tính chất hoá học của sắt

- học sinh nghi nhớ

- học sinh nhớ lại kiến thức, trả lời:

1.tính chất hoá học của nhôm:

+ tác dụng với phi kim

+ tác dụng với axit

+ tác dụng với muối

*tính chất khác: tác dụng với dung dịch kiềm

2. tính chất hoá học của sắt:

Hoạt động 2: Tiến hành thực hành (26 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi:

GV: Đưa bảng phụ hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm

- Rắc bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn

? Quan sát hiện tượng viết PTHH?

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh:

GV: Đưa bảng phụ hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm:

- Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp sắt và bột lưu huỳnh (Theo tỷ lệ 7 : 4 về khối lượng)

- Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn

? Quan sát hiện tượng viết PTHH?

Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại nhôm và sắt đựng trong 2 lọ không dán nhãn:

? Theo em nhận biết 2 kim loại này như thế nào?

GV: nghe bổ sung ý kiến của HS

GV: Đưa bảng phụ hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm

- Nhỏ vào 2 ống nghiệm 2-3 ml dd NaOH. Nếu ống nghiệm nào có bọt khí bay lên là ống nghiệm đó đựng Al

- HS: các nhóm làm thí nghiệm theo nhóm

? Quan sát hiện tượng viết PTHH?

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với O2

HS quan sát và nêu hiện tượng

Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh:

HS quan sát và nêu hiện tượng

Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại nhôm và sắt đựng trong 2 lọ không dán nhãn:

HS làm thí nghiệm, quan sát và viết PTHH

Đánh giá bài viết
1 60
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 9

    Xem thêm