Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 24
Giáo án môn Hóa học lớp 9
Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 24: Sắt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
- Tính chất hóa học của kim loại sắt. Có những tính chất hóa học chung của kim loại; sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội; Sắt là kim loại có nhiều hóa trị.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của sắt. Viết phương trình hóa học minh họa
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ, sử dụng hợp lý kim loại sắt.
II. PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên
- Dụng cụ: bình thủy tinh miệng rộng, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ.
- Hóa chất: Dây sắt hình lò so, bình thu sẵn khí Clo thu sẵn.
2. Học sinh: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành thí nghiệm
III. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Hãy nêu tính chất hóa học của nhôm, viết PTHH minh họa.
? Làm bài tập số 2
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tính chất vật lý (8 phút)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV yêu cầu HS quan sát mẩu sắt ? Hãy liên hệ thực tế, nêu tính chất vật lý của sắt? GV: bổ sung và kết luận tính chất vật lý của sắt | - Kim loại sắt màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo, có tính nhiễm từ. - Nặng b (d = 7,86 g/cm3) - nhiệt độ nóng chảy: 1539oC |
Hoạt động 2: Tính chất hóa học (24 phút)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn đốt cháy sắt trong oxi. Sản phẩm là Fe3O4 ? Hãy viết PTHH GV: làm thí nghiệm: Cho dây sắt vào bình đựng clo ? Hãy nêu hiện tượng quan sát được và nhận xét? ? Kết luận? GV: Làm lại thí nghiệm sắt tác dụng với dd HCl ? Nêu nhận xét và viết PTHH? Chú ý: Sắt không tác dụng với H2SO4đặc nguội, HNO3 đặc nguội GV: Làm thí nghiệm sắt tác dụng với CuSO4 ? Quan sát hiện tượng, viết PTHH? ? Kết luận chung về tính chất hóa học của sắt.Hóa trị của sắt có điểm gì cần chú ý? | 1Tác dụng với phi kim: a. Tác dụng với oxi: - Sắt cháy sáng tạo ra chất rắn màu nâu đen 3Fe(r) + 2O2(k) → Fe3O4(r) (màu nâu đen) b. Tác dụng với clo: 2Fer+ 3Cl2(k) → 2FeCl3 (r) - Sắt tác dụng được với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối. 2. Sắt tác dụng với dd axit: Fe(r) + 2HCl(dd) → FeCl2(dd) +H2 (k) Sắt tác dụng với dd axit tạo thành muối và giải phóng H2 3. Phản ứng với dd muối: Fe(r) + CuSO4 (dd) → FeSO4(dd) +3Cu (r) Sắt có đầy đủ tính chất hóa học của một kim loại. Sắt có hóa trị II và III |