Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 40

Giáo án môn Hóa học lớp 9

Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 40: Luyện tập chương III được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

  • Giúp HS hệ thống lại kiến thức trong chương
  • Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxitcacbon, axitcacbonic, muối cacbonat
  • Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn, tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn
  • Chon chất thích hợp, lập sơ đồ dãy biến đổi các chất. Viết PTHH cụ thể.
  • Biết xây dựng sự biến đổi giữa các loại chất và cụ thể hóa thành biến đổi và ngược lại.
  • Biết vận dụng bảng tuần hoàn.
  • Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm, bảng hệ thống tuần hoàn

2. Học sinh: Nghiên cứu bài

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

?Nêu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Nêu ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ (12 phút)

Hoạt động của GV

GV treo bảng phụ sơ đồ lên màn hình

Hoạt động của HS

1. Tính chất hóa học của phi kim

- Tác dụng với Hiđro tạo thành hợp chất khí

- Tác dụng với kim loại tạo thành muối

- Tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

2. Tính chất hóa học của clo:

- Tác dụng với:

+ Hiđro tạo thành khí Hiđroclorua

+ Nước tạo thành nước clo

+ Kim loại tạo thành muối clorua

+ DD NaOH tạo thành nước Javen

3.Tính chất hóa học của các bon và hợp chất của các bon

4. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

a. Cấu tạo bảng tuần hoàn

- Ô nguyên tố

- Chu kì

- Nhóm

b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

c. ý nghĩa của bảng tuần hoàn

Hoạt động 2: Bài tập (25 phút)

GV: Ghi đề bài lên bảng

Gọi HS lên bảng làm bài

GV: Sửa sai nếu có

Gọi HS đọc bài tập số 5 SGK

Gọi HS lên bảng làm bài

Bài tập 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất khí không màu đựng trong các bình riêng biệt: CO, CO2, H2

Giải: Lần lượt dẫn các khí vào dd nước vôi trong dư. Nếu thấy nước vôi trong vẩn đục là khí CO2

Ca(OH)2 (dd) + CO2 (k) → CaCO3(r) + H2O(l)

- Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn vào nước vôi trong dư nếu thấy nước vôi vẩn đục là khí CO

2CO(k) + O2(k) CO2 (k)

Ca(OH)2 (dd) + CO2 (k) → CaCO3(r) + H2O(l)

- Còn lại là H2

H2 (k) + O2 (k) H2O (l)

Bài tập 5: (SGK)

a. Gọi CT của oxit sắt là FexOy vì tác dụng hoàn toàn nên ta có PTHH

FexOy + yCO xFe + y CO2

Theo PT

(56x + 16y)g FexOy x. 56g Fe

32 g 22,4g

mà M FexOy = 160 vậy ta có:

160. 22,4 = 32.x.56

x = 2. Thay số vào được y = 3

Vậy CTHH của oxit là: Fe2O3

a. n Fe2O3 = 0,1mol

theo PT : nCO2 = 3nFe2O3 = 0,3mol

Ca(OH)2 (dd) + CO2 (k) → CaCO3(r) + H2O(l)

Theo PT n CaCO3 = nCO2 = 0,3mol

mCaCO3 = 0,3. 100 = 30g

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 9

    Xem thêm