Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 65

Giáo án môn Hóa học lớp 9

Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 65: Ôn tập cuối năm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

  • Học sinh lập được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: Kim loại, oxit, axit, bazơ, muối. được biểu diễn bằng các sơ đồ trong bài học
  • Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ
  • Biết chọn chất cụ thể chứng minh cho mối liên hệ được thiết lập
  • Học sinh lập được mối quan hệ giữa các loại hợp chất hữu cơ: được biểu diễn bằng các sơ đồ trong bài học
  • Hìmh thành mối liên hệ giữa các chất
  • Viết PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất
  • Giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học.

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên

  • Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.

2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức đã học

III. Tiến trình dạy học

1. n định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động 2: Bài tập:

Hoạt động của GV

Bài tập 1: Trình bày phương pháp nhận biết các chất rắn: CaCO3, Na2CO3, Na2SO4

HS làm việc cá nhân

Gọi một Hs lên bảng làm bài tập

Bài tập 2: Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa:

FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 ->Fe -> FeCl2

Bài tập 3: Cho 2,11 g hỗn hợp Zn và ZnO vào dd CuSO4 dư. Sau khio phản ứng kết thúc, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch rồi cho tác dụng với HCl dư còn lại 1,28g chất rắn không tan màu đỏ

a.Viết PTHH

b.Tính khối lượng mỗi chất trong hh A

Bài tập 4: Trình bày phương pháp nhận biết:

a. các chất khí: CH4 ; C2H4; CO2

b. Các chất lỏng: C2H5OH; CH3COOH; C6H6

BT5: BT6 SGK

GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập

GV xem và chấm 1 số bài nếu cần

Hoạt động của HS

BT 1: Đánh số thứ tự các lọ hóa chất

Cho nước vào các ống nghiệm lắc đều

- Nếu thấy chất rắn không tan là CaCO3

- Chất rắn tan là: Na2CO3, Na2SO4

- Nhỏ dd HCl vào 2 muối còn lại nếu thấy sửi bọt là: Na2CO3

Na2CO3 + 2HCl →2 NaCl + H2O + CO2

Còn laị là Na2SO4

BT2:

1. FeCl3 +3NaOH→ Fe(OH)3 +3NaCl

2. 2Fe(OH)3to Fe2O3 + H2O

3. Fe2O3 + 3CO →2Fe + 3CO2

4. Fe + HCl →FeCl2 + H2

a. PTHH

Zn + CuSO4 →FeSO4 + Cu

Vì CuSO4 dư nên Zn phản ứng hết

ZnO + 2HCl →ZnCl2 + H2

m Cu = 1,28

nCu = 1,28 : 64 = 0,02 mol

Theo PT

n Zn = n Cu = 0,02 mol

mZn = 0,02 . 65 = 1,3 g

m ZnO = 2,11 – 1,3 = 0,81g

BT 4: Đánh số thứ tự các lọ hóa chất

Lần lượt dẫn các chất khí vào dd nước vôi trong:

- Nếu thấy vẩn đục là CO2

CO2+ Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O

- Dẫn 2 khí còn lại vào dd Br2 nếu dd Br2 bị mất màu là C2H4

C2H4 + Br2 →C2H4Br2

- Lọ còn lại là CH4

b. Làm tương tự như câu a

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 9

    Xem thêm