Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 25

Giáo án môn Hóa học lớp 9

Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 25: Hợp kim sắt: Gang, thép được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

  • Thành phần chính của gang và thép
  • Sơ lược về phương pháp luyện gang và thép
  • Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp luyện gang và thép, viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình luyện gang, thép.
  • Phân biệt được sắt và nhôm bằng phương pháp hóa học.
  • Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng nhôm (sắt) tham gia phản ứng hoặc sản xuất theo hiệu suất phản ứng. Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ, sử dụng hợp lý kim loại sắt, nhôm

II. PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên

  • Mẫu vật: Gang, thép.
  • Tranh vẽ: Sơ đồ lò luyện gang.

2.Học sinh: Nghiên cứu bài

III. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

?Hãy nêu tính chất hóa học của sắt, viết PTHH minh họa?

? Làm bài tập số 2

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hợp kim của sắt (15 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Giới thiệu hợp kim là gì?

GV: Cho học sinh quan sát mẫu vật

? Dựa vào hiểu biết thực tế và kiến thức đã học em hãy cho biết

? Gang là gì?

? Thép là gì?

? Hãy nêu những điểm giống và khác nhau của gang và thép?

? gang và thép có những ứng dụng gì?

- Gang là hợp kim của sắt với một số nguyên tố trong đó C chiếm 2 đến 5%

- Thép là hợp kim của sắt với một số nguyên tố trong đó C chiếm < 2%

Hoạt động 2: Sản xuất gang, thép (20 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu sgk -> lên bảng viết các PTHH sản xuất gang và thép

GV: Chuẩn kiến thức

1. sản xuất gang:

- PTHH:

C(k)+ O2 (k) → CO2 (k)

CO2(k)+ C(r) → 2CO(k)

CO(k) + Fe2O3 (r) bFe(r) + CO2 (k)

2. sản xuất gang:

- PTHH:

Fe(r)+ O2 (k) → FeO (r)

FeO(r)+Si (r) → Fe(r) + SiO2(r)

FeO(r) + Mn (r) → Fe(r) + MnO2 (r)

Đánh giá bài viết
1 125
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 9

    Xem thêm