Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 29: Các hoạt động thông tin liên lạc

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 29: Các hoạt động thông tin liên lạc giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về môn Tự nhiên lớp 3 được VnDoc tổng hợp và sưu tầm giới thiệu tới quý thầy cô nhằm hỗ trợ giảng dạy được tốt nhất.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.

2. Kĩ năng: Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Một số bì thư. Điện thọai đồ chơi (cố định, di động).
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

Hát

2 em thực hiện

a. Hoạt động1: Thảo luận nhóm (10 phút)

* Mục tiêu: Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu được lợi ích của hoạt động bưu điện trong đời sống

* Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận theo nhóm 4 người theo gợi ý sau:

- Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.

- Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?

Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

b. Hoạt động 2: Ích lợi của phát thanh truyền hình (10 phút)

* Mục tiêu: Biết được lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận nhóm

- GV chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 em thảo luận theo gợi ý sau:

- Nêu nhiệm vụ và lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.

Bước 2: GV nhận xét và kết luận.

c. Hoạt động 3: Trò chơi “Chuyển thư” (8 phút)

* Mục tiêu: Tập cho HS có phản ứng nhanh.

* Cách tiến hành:

Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi HS một ghế

Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư.

+ Có thư “chuyển thường”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 1 ghế.

+ Có thư “chuyển nhanh”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 2 ghế.

+ Có thư “hoả tốc”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 3 ghế.

Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào 1 ghế trống, ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó người trưởng trò lấy bớt ra 1 ghế rồi tiếp tục tổ chức trò chơi.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

- HS thảo luận theo nhóm 4 người theo gợi ý

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS thảo luận nhóm

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Học sinh thực hiện trò chơi.

Đánh giá bài viết
6 2.636
Sắp xếp theo

    Giáo án Tự nhiên xã hội 3

    Xem thêm