Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và những hiệp định có liên quan tới GATT của WTO

Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và những hiệp định có liên quan tới GATT của WTO được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và những hiệp định có liên quan tới GATT của WTO

1. Mục tiêu của GATT

Tổ chức việc xây dựng và đề ra các nguyên tắc đa phương về thương mại hàng hóa nhằm tạo ra một hệ thống thương mại tự do và thông thoáng, nhờ đó các doanh nghiệp từ các nước thành viên có thể buôn bán với nhau trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh.

Tạo môi trường kinh doanh an toàn, ổn định và có thể dự đoán trước, đồng thời đảm bảo cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử.

Khuyến khích thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, sản xuất trên cơ sở sử dụng tốt hơn các nguồn lực của thế giới và đảm bảo việc làm, tăng thu nhập giữa các quốc gia thành viên.

2. Quy tắc cơ bản

Để đạt mục tiêu trên, GATT đưa ra 4 quy tắc cơ bản sau đây:

(1) Bảo hộ ngành sản xuất trong nước thông qua thuế quan.

Các nước thành viên có thể sẽ bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh nước ngoài. Sự bảo hộ đó được thực hiện thông qua hệ thống thuế quan. Việc sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng sẽ bị cấm, trừ trong một số trường hợp hạn chế (chẳng hạn khi các quốc gia gặp khó khăn trong cán cân thanh toán quốc tế được phép hạn chế nhập khẩu nhằm đảm bảo tình hình tài chính đối ngoại của mình).

Các nước phát triển, nhiều nước không áp dụng quy tắc chống hạn chế định lượng như trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại hàng dệt may (tuy nhiên, đối với hàng dệt may có sự khác biệt nhất định với hàng nông sản bởi Hiệp định đa sợi MFA cho phép hạn chế nhập khẩu trong những điều kiện nhất định).

Các nước đang phát triển, bên cạnh việc đánh thuế (bảo hộ) cao còn áp dụng các hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu ở cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.

Hệ thống pháp lý của WTO củng cố nguyên tắc chống sử dụng hạn chế định lượng bằng cách thuế hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và xoá bỏ dần những hạn chế (hạn ngạch) về hàng dệt may.

Tóm lại, thuế quan tỷ lệ thuận với mức độ bảo hộ về hàng hóa trong nước và tỷ lệ nghịch với mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu. Để bảo hộ hàng hóa trong nước, ngày nay nhiều nước không chỉ áp dụng quy tắc này mà còn sử dụng các biện pháp phi thuế.

(2) Ràng buộc về thuế quan (giảm thuế và cam kết không tăng thêm).

Các nước đều thúc đẩy việc cắt giảm và ở đâu nếu có thể thì loại bỏ bảo hộ sản xuất trong nước bằng cách giảm thuế và loại bỏ các rào cản về thương mại khác trong đàm phán thương mại đa biên. Việc cắt giảm thuế nằm trong danh mục cam kết quốc gia của mỗi nước thành viên và nó sẽ bị bắt buộc không được tăng lên nữa. Đây chính là một bộ phận trong hệ thống pháp lý của GATT.

Trong đàm phán thương mại, một nước có thể ràng buộc thuế suất dương (chẳng hạn 10%) hoặc thuế suất hiện hành bằng 0 hoặc giảm thuế suất (chẳng hạn từ 10% xuống còn 5%) và ràng buộc thuế suất đã giảm.

Tóm lại, cắt giảm thuế quan và duy trì không tăng lên gắn liền với đàm phán thương mại của từng quốc gia thành viên. Điều đó cho phép nhận biết mức độ thay đổi bảo hộ và mở cửa thị trường của quốc gia đó.

(3) Đối xử tối huệ quốc (MFN).

Đây là nguyên tắc không phân biệt đối xử (không kém ưu đãi hơn) đối với các hàng hóa có xuất xứ từ các nước khác nhau. Nó đòi hỏi thuế quan và các quy định khác sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu không được phân biệt đối xử giữa các nước thành viên (không đánh thuế vào hàng hóa của nước này với thuế suất cao hơn thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu của nước khác). Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, chẳng hạn thương mại giữa các nước thành viên của các thoả thuận thương mại khu vực được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế; hay trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) các nước phát triển áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển, nhưng lại áp dụng thuế suất MFN cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác.

(4) Đối xử quốc gia (NT)

Nguyên tắc này cấm các nước phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước (kể cả trong việc đánh thuế nội địa như thuế doanh thu, thuế VAT và áp dụng các quy định trong nước). Đây là nguyên tắc không được đối xử kém ưu đãi hơn đối với hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa có xuất xứ trong nước.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và những hiệp định có liên quan tới GATT của WTO về thương mại giữa các nước thành viên của các thoả thuận thương mại khu vực được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) và những hiệp định có liên quan tới GATT của WTO. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 81
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm