Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023
Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 1. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023 - 2024
- 2. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2022 - 2023
- 3. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2021 - 2022
- 4. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2020 - 2021
- 5. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2019 - 2020
- 6. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2018 - 2019
- 7. Các tuyến xe bus chạy qua Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm học 2023 - 2024 là bao nhiêu đang là câu hỏi quan tâm của nhiều bậc phụ huynh và các thí sinh. Để giúp các em giải đáp thắc mắc này, VnDoc gửi tới các bạn thông tin mới nhất về mức học phí của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm học 2023 - 2024 cho các bạn tham khảo và lựa chọn để phù hợp với năng lực cũng như điều kiện kinh tế của gia đình.
1. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023 - 2024
Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến mức học phí cho khoá tuyển sinh mới 2023 - 2024 như sau:
Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí.
Các ngành khác hệ đại trà (dự kiến): 506.000 đồng/tín chỉ (chương trình toàn khoá 143 tín chỉ).
Với hệ chất lượng cao, dự kiến học phí là 1.470.010 đồng/tín chỉ chưa bao gồm 13 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh). Mức cũ là 1.300.000 sinh viên/tín chỉ.
Lộ trình tăng học phí cho từng năm theo hướng dẫn của Chính phủ và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2022 - 2023
– Học viện Báo chí và tuyên truyền sẽ tăng học phí, mức học phí dự tính năm 2022 tăng 8%, tương đương:
+ Chương trình đại trà: 295.000 – 444.000 đồng/tín chỉ.
+ Chương trình đào tạo chất lượng cao: 883.000 – 915.000 đồng/tín chỉ.
– Đối với năm học 2021 học phí của học viện báo chí và tuyên truyền như sau:
Đối với hệ đào tạo đại học đại trà học phí AJC: mức thu học phí các khóa 38, 39, 40 là 20 tín chỉ x mức thu/1 tín chỉ của sinh viên từng khóa (Trung bình 274.000 học trong giờ hành chính – 411.300 đồng/tín chỉ học ngoài giờ hành chính).
Đối với hệ đào tạo chất lượng cao học phí AJC:
1 | Ngành Kinh tế và quản lý | 817,300 VND/tín chỉ |
2 | Ngành truyền thông Marketing | 848,300 VND/tín chỉ |
3 | Ngành Quan hệ quốc tế và TTTC | 811,400 VND/tín chỉ |
4 | Báo truyền hình, báo mạng điện tử | 823,300 VND/tín chỉ |
5 | Quốc phòng An ninh | 274.000 VND/13 tín chỉ |
3. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2021 - 2022
Năm 2021, Học viện tuyển sinh 1.950 chỉ tiêu hệ đại học chính quy, gồm 4 nhóm ngành: Nhóm 1 (ngành Báo chí); Nhóm 2 (gồm các ngành: Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước); Nhóm 3 (ngành Lịch sử); Nhóm 4 (gồm các ngành: Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh).
Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí.
Các ngành khác hệ đại trà Khóa 41 (2021 – 2025): 39.468.000 đ/khóa học (Mức thu 276.000 đ/tín chỉ, chương trình toàn khóa 143 tín chỉ).
Hệ chất lượng cao Khóa 41 (2021 – 2025): 115.500.000 đ/khóa học.
4. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2020 - 2021
Học phí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với sinh viên chính quy năm 2020 như sau:
- Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí.
- Các ngành khác hệ đại trà: 276.000đ/tín chỉ (chương trình toàn khóa 142 tín chỉ).
- Hệ chất lượng cao: 771.200đ/tín chỉ (tạm tính - chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
- Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.
Phương thức tuyển sinh của trường năm nay như sau:
- Xét tuyển thẳng: đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực Khá, hạnh kiểm Tốt cả 5 học kỳ bậc THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12). Thí sinh xét tuyển các chương trình Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt điểm từ 5.0 trở lên mới được xét tuyển thẳng.
- Xét học bạ: 30% chỉ tiêu.
- Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT: 70% chỉ tiêu.
5. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2019 - 2020
- Chương trình đại trà: 214.000 - 364.300 đồng/tín chỉ
- Chương trình đào tạo chất lượng cao: 695.600 - 732.300 đồng/tín chỉ
6. Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2018 - 2019
Học phí Học viện Báo chí và tuyên truyền 2018 - 2019 nằm trong khung học phí từ 2017 - 2021 tùy thuộc theo hình thức đào tạo, đối với những hình thức đào tạo niên chế mức học phí cần đóng là 6.700.000 đồng/năm. Sinh viên có 2 kỳ học và mỗi kỳ là 3.350.000 đồng/kỳ. Hiện nay có một số ngành đã thực hiện học theo hình thức tín chỉ, việc học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn cũng như mức học phí tùy thuộc vào số lượng tín chỉ đăng ký của thí sinh. Mức đóng các tín chỉ cũng phụ thuộc vào ngành học, các ngành có các mức khác nhau trong khoảng 216.000 - 290.000 đồng/tín chỉ.
Để có thể lựa chọn cho mình một trường vừa thích hợp với bản thân, đáp ứng được đam mê cũng như phù hợp với điều kiện gia đình thì không phải điều dễ dàng. Vì thế khi có ý định học tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền các bạn cần có sự chuẩn bị cũng như cân nhắc hợp lý để có thể tìm kiếm được ngành học phù hợp cũng như có sự chủ động hơn về mọi vấn đề, kinh tế, tài chính.
⇒ Xem thêm: Mã và thông tin trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
7. Các tuyến xe bus chạy qua Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem thêm: Lộ trình các tuyến xe bus Hà Nội qua các trường Đại học, cao đẳng
Tuyến 16B: BX Nước Ngầm - BX Mỹ Đình
Thời gian hoạt động: 4h55 - 20h55 (BX Nước Ngầm); 5h00 - 21h20 (BX Mỹ Đình): CN : 5h00 - 20h40( BX Mỹ Đình); 4h55 - 20h55(BX Nước Ngầm)
Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút.
Giá vé: 7000đ/lượt.
Lộ trình chiều đi: Bến xe Nước Ngầm - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Quảng trường bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Phố Vọng - Ngã tư Vọng - Trường Chinh - Ngã tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình.
Lộ trình chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Quay đầu tại Đình Thôn - Phạm Hùng - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Đường Láng - Ngã tư Sở - Trường Chinh - Ngã tư Vọng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - Quay đầu tại đối diện công ty ABB - Ngọc Hồi - Bến xe Nước Ngầm.
Tuyến 20A: Cầu Giấy - Phùng
Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 (Cầu Giấy); 20h20 ( Phùng)/ CN: 5h04 (Cầu Giấy), 5h16 (Phùng)- 21h00.
Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút.
Giá vé: 7000đ/lượt.
Lộ trình chiều đi: Bãi đỗ xe Cầu Giấy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu - Cầu Diễn - Nhổn - Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn - Trôi - Phùng (Bến xe Đan Phượng).
Lộ trình chiều về: Phùng (Bến xe Đan Phượng) - Quốc lộ 32 - Quay đầu tại ngã ba tượng đài liệt sĩ - Quốc lộ 32 - Trôi - Nhổn - Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Bãi đỗ xe Cầu Giấy.
Tuyến 20B: Cầu Giấy - Sơn Tây
Thời gian hoạt động: 5h12 - 20h07.
Thời gian kế hoạch 1 lượt: 70 phút.
Giá vé: 9000đ/lượt.
Lộ trình chiều đi: Bãi đỗ xe Cầu Giấy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu - Cầu Diễn - Nhổn - Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn - Trôi - Phùng - Phúc Thọ - Phố Chùa Thông (Sơn Tây) - Bến xe Sơn Tây.
Lộ trình chiều về: Sơn Tây (bến xe Sơn Tây) - Phố Chùa Thông - Phúc Thọ - Phùng - Trôi - Nhổn - Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Bãi đỗ xe Cầu Giấy.
Tuyến 26: Mai Động - SVĐ Mỹ Đình
Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h30.
Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút.
Giá vé: 7000đ/lượt.
Lộ trình chiều đi: Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, trước cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2) - Nguyễn Tam Trinh - Cầu Mai Động - Kim Ngưu - Thanh Nhàn - Lê Thanh Nghị - Giải Phóng - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - Hồ Tùng Mậu - Quay đầu tại cổng nghĩa trang Mai Dịch - Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ - Sân vận động Quốc Gia.
Lộ trình chiều về: Sân vận động Quốc Gia - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Đê La Thành - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Xã Đàn - Đường trên hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt - Trần Đại Nghĩa - Lê Thanh Nghị - Thanh Nhàn - Kim Ngưu - Tam Trinh - Cầu Ku1 - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, qua cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2).
Tuyến 27: BX Yên Nghĩa - BX Nam Thăng Long
Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h05/ CN: 5h05 - 21h01 ( Yên Nghĩa); 5h00 - 20h56 ( Nam Thăng Long).
Thời gian kế hoạch 1 lượt: 55 phút.
Giá vé: 7000đ/lượt.
Lộ trình chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc Lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Đường Láng - Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Phong Sắc - Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng - Đỗ Nhuận - Nam Thăng Long (Bãi đỗ xe buýt Nam Thăng Long).
Lộ trình chiều về: Nam Thăng Long (Bãi đỗ xe buýt Nam Thăng Long) - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Điểm trung chuyển Hoàng Quốc Việt - Phạm Tuấn Tài - Trần Quốc Hoàn - Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường dưới) - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc Lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa.
Tuyến 32: BX Giáp Bát - Nhổn
Thời gian hoạt động: 5h00 (5h05 Nhổn) - 22h30. CN: 5h00(5h05 Nhổn) -22h30.
Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút.
Giá vé: 7000đ/lượt.
Lộ trình chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Trần Bình Trọng - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ - Hai Bà Trưng - Thợ Nhuộm - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - Hồ Tùng Mậu - Diễn - Đường 32 - Quay đầu tại ngã tư Nhổn - Phố Nhổn - Nhổn (điểm trung chuyển Nhổn).
Lộ trình chiều về: Nhổn (điểm trung chuyển Nhổn) - Đường 32 - Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường dưới) - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Giải Phóng - Ngã 3 Đuôi Cá - Bến xe Giáp Bát./.
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Học phí Đại học Thành Đô
- Học phí Đại học Hoa Sen
- Học phí Đại học Tây Đô
- Học phí Đại học Việt Đức
- Học phí Đại học Phạm Văn Đồng
- Học phí Đại học Lao động - Xã hội
- Học phí Học viện Ngoại giao
Với những bạn thí sinh tham gia xét tuyển đại học 2023 thì đây là lúc các bạn đang xem xét điều chỉnh nguyện vọng để xét tuyển vào trường. Bên cạnh yếu tố về điểm số thì học phí cũng là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Hy vọng với những thông tin học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023 mà VnDoc đã cung cấp ở trên, các bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp, không chỉ với năng lực sở thích của bản thân mà còn với điều kiện hoàn cảnh gia đình.
Ngoài thông tin Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023, mời các bạn tham khảo thêm thông tin học phí các trường khác cũng như các thông tin về điểm sàn, điểm chuẩn 2023 tại chuyên mục: Thi THPT Quốc gia.